Page 91 - Tạp chí Cửa Việt
P. 91

Đảng bộ huyện Vĩnh Linh dâng hương tại di tích nơi thành lập Chi bộ Thượng Lập, xã Vĩnh Long
                                         - Ảnh: Nguyễn Trang


             ngoài Thượng Lập, nhiều làng khác của Vĩnh Long cũng thành lập chi bộ
             Đảng như Sa Lung, Quảng Xá, Phúc Lâm, Lai Cách - chi bộ tiền thân của
             xã Vĩnh Chấp sau này. Không nơi nào tổn thất, hi sinh lớn hơn Thượng
             Lập, nhưng làng quê này ở bất cứ thời điểm khó khăn nào đều là nơi
             được chọn để nuôi giấu an toàn cho những cán bộ cấp cao, lãnh đạo chủ
             chốt Tỉnh ủy, Phủ ủy. Các đồng chí Đoàn Bá Thừa, Trần Xuân Miên - Bí
             thư Tỉnh ủy, Trần Đức Thưởng, Trần Ngọc Hoành - Tỉnh ủy viên giai
             đoạn 1930 - 1933 từng tìm về đây ẩn náu, được nuôi giấu an toàn và lấy
             đây làm địa bàn hoạt động chính. Sau này các đồng chí thuộc Xứ ủy và
             Trung ương như Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn, Trần Hữu Dực cũng đến đây
             diễn thuyết, hoạt động. Thượng Lập, như cách nói dân dã theo tiếng địa
             phương, đúng là miền quê “cách mạng nòi”.
                  Kế thừa truyền thống vẻ vang ấy, từ nền móng vững chắc mà các
             thế hệ tiền bối đã đổ máu xương gây dựng nên, từ Vĩnh Phúc, Bình Đức,
             Vĩnh Hội, Vĩnh Phong đến Vĩnh Hồ và Vĩnh Long bây giờ đã thừa hưởng
             “gen” cách mạng và nối tiếp nhau viết tiếp trang sử vàng quê hương.
             Một Thượng Lập bừng bừng khí thế nổi dậy giành chính quyền ngày
             23/8/1945, cùng Phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị và cả nước làm nên



                                                                               89
   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96