Page 94 - Tạp chí Cửa Việt
P. 94
Cờ người là một hình thức “nâng tầm” từ môn cờ tướng, kết hợp
hài hòa giữa tư duy trí tuệ và nghệ thuật biểu diễn. Dù không rõ cờ người
xuất hiện từ bao giờ, trò chơi này đã gắn bó lâu đời với đời sống văn hóa
của các làng quê và địa phương trên cả nước. Sự hòa quyện giữa võ thuật
đặc sắc, âm vang hào hùng của những hồi trống và không khí lễ hội rộn
ràng đã giúp cờ người trở thành một hoạt động văn hóa không thể thiếu
trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Trò chơi không chỉ đòi hỏi trí thông minh
và chiến lược sắc bén từ kỳ thủ mà còn yêu cầu sự dẻo dai, khéo léo từ các
“quân cờ sống” - những người trực tiếp biểu diễn trên bàn cờ.
Trên bàn cờ vuông lớn, 32 quân cờ hóa thân thành người thật
ngoài vai trò di chuyển còn biểu diễn những thế võ truyền thống uyển
chuyển theo từng nước đi, mang đến sự sống động và độc đáo cho trận
đấu. Tiếng trống, hồi chiêng vang vọng hòa quyện cùng sắc màu rực rỡ
của cờ xí và trang phục đã biến mỗi ván cờ thành một buổi trình diễn
mãn nhãn. Không chỉ đơn thuần là trò chơi giải trí, cờ người còn phản
ánh tinh thần thượng võ và truyền tải những giá trị văn hóa, giáo dục
ý chí kiên cường, tài thao lược cho thế hệ trẻ. Đây là biểu tượng của sự
kết hợp giữa nghệ thuật và chiến lược, giữa truyền thống và tính cộng
đồng, tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt trong không gian lễ hội Việt Nam.
Tại Quảng Trị, hình ảnh những nam thanh nữ tú khoác trên mình
bộ áo võ phục lễ hội, sắm vai các quân cờ, từng khắc sâu vào ký ức bao
thế hệ. Thế nhưng, theo dòng chảy của thời gian, trò chơi này dần mất
đi, trở thành ký ức, để lại khoảng trống trong đời sống văn hóa tinh thần
của người dân miền Trung đầy nắng và gió. Một trong những tổ chức,
đoàn thể từng quan tâm và mong muốn khôi phục cờ người từ sớm là
Trường Tiểu học Hướng Phùng (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa,
Quảng Trị). Đầu năm 2018, trong tiết học ngoại khóa, thầy cô giáo cùng
các em học sinh nhà trường đã khoác lên mình những trang phục với họa
tiết lễ hội, tượng trưng cho các quân cờ, cùng nhau tái hiện trò chơi thi
đấu cờ người đầy ý nghĩa trong không khí hào hứng và sôi động.
Thầy Nguyễn Mai Trọng - Nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học
Hướng Phùng (năm 2018) tâm huyết nói về việc khôi phục cờ người:
“Cờ người không chỉ là một trò chơi dân gian đầy tính trí tuệ mà còn
là biểu tượng đậm nét của bản sắc văn hóa Việt Nam, nơi thể hiện tinh
thần cộng đồng và giá trị truyền thống mà cha ông để lại. Việc tổ chức
đánh cờ người trong nhà trường gặp không ít khó khăn, đặc biệt là ở
khâu phân bổ thời gian học tập của học sinh sao cho phù hợp, đảm bảo
được giữa việc học và tập luyện. Ngoài ra, nhà trường phải huy động
thêm nguồn lực xã hội hóa để chuẩn bị trang phục, đạo cụ và các vật
92