Page 21 - Báo Quảng Nam - Số Tết Âm Lịch
P. 21
Tìm nguồn lực hiện thực hóa
quy hoạch Quảng Nam ⁄ QUỐC TUẤN
Định hướng, mục tiêu phát triển Quảng Nam đến giữa thế kỷ 21 đã được xác lập. Câu chuyện quan
trọng để hiện thực hóa khát vọng phát triển vùng đất này là “Làm như thế nào?”. Báo Quảng Nam
ghi nhận ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, chuyên gia, doanh nghiệp nhằm góp phần trả lời
câu hỏi trên.
ÔNG VŨ NGỌC HOÀNG - NGUYÊN ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG, NGUYÊN PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC BAN
TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG, NGUYÊN BÍ THƯ TỈNH ỦY
QUẢNG NAM:
“CHÌA KHÓA” NẰM Ở CẢI CÁCH THỂ CHẾ
Cách đây 4 nhiệm kỳ, Đại hội Đảng toàn quốc đã đề cập
3 vấn đề cốt lõi để phát triển là thể chế, con người và hạ
tầng. Đến nay nhìn lại, thì thể chế vẫn như cũ. Con
người vẫn như cũ, thậm chí một bộ phận cán bộ còn
suy thoái, thụt lùi. Chỉ có yếu tố hạ tầng là có bước đột
phá nổi bật.
Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm có nhấn mạnh “điểm
nghẽn” quan trọng nhất của chúng ta chính là thể chế.
Thực tiễn cho thấy, châu Âu trước đây lạc hậu hơn châu
Á nhưng sau đó đã vượt lên là nhờ thể chế. Nước Mỹ sau
khi thành lập hơn 100 năm thì vươn mình trở thành nước
mạnh nhất thế giới và sẽ tiếp tục mạnh nhất thế giới trong
giai đoạn tới, bởi thể chế. Trung Quốc từ một nước chậm phát triển vươn
mình thành siêu cường, nhờ thể chế. Việt Nam từ một nước nghèo đói sau
đó trở thành cường quốc xuất khẩu lương thực cũng từ thể chế. Quảng Nam
từ hơn 400 năm trước đã là một trung tâm kinh tế của Đàng Trong khi câu
chuyện này còn rất xa lạ trên cả nước cũng là do thể chế. Lúc tái lập tỉnh,
Quảng Nam từ tỉnh thu ngân sách chỉ có 130 triệu đồng nay đã có nguồn thu
20-30 nghìn tỷ đồng mỗi năm và cân đối được nguồn thu nộp về Trung ương,
cũng một phần nhờ thể chế. Liệt kê để thấy thể chế chính là “điểm nghẽn”
quan trọng nhất hiện nay.
Thể chế cần ưu tiên nhất ở đây chính là thể chế phát triển và sử dụng
con người. Bên cạnh đó là thể chế thúc đẩy một số dự án động lực như sân
bay, cảng biển, dự án du lịch ven biển, phát triển công nghệ cao… trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam, qua đó tạo sự đồng bộ, tránh được xung đột trong phát Quảng Nam còn rất nhiều cây cầu cần được nâng cấp, xây mới để đáp ứng nhu cầu phát triển theo quy hoạch tỉnh.
triển các lĩnh vực. TRONG ẢNH: Cầu Bà Ngân (nằm trên quốc lộ 14H) nối Duy Xuyên với Hội An thường xuyên ùn tắc giao thông vì quy mô hẹp.
ÔNG LÊ PHƯỚC THANH - NGUYÊN CHỦ TỊCH UBND ÔNG ĐINH VĂN THU - NGUYÊN CHỦ TỊCH UBND
TỈNH QUẢNG NAM: TỈNH QUẢNG NAM:
CẦN PHÁT HUY HIỆU QUẢ “VỐN MỒI” THÁO “NÚT THẮT” GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Qua các thời kỳ, Quảng Nam đã khai mở khá tốt tiềm Nhìn nhận, rà soát tình hình thực tiễn về “thể chế” ở Quảng
năng để phát triển và so sánh tương quan với nhiều địa Nam hiện nay có nhiều vấn đề đáng lưu tâm. Trong đó,
phương thì chúng ta vẫn còn dư địa rất lớn để bứt phá. cần có phối hợp thực sự giữa các bên liên quan để tháo
Vấn đề phải chú ý ở đây là nguồn lực tài chính. Nhưng nút thắt nhất là về giải phóng mặt bằng, qua đó kiến
cần xác định là nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước tạo thúc đẩy môi trường đầu tư và phát triển hạ tầng.
có hạn. Một đồng đầu tư từ ngân sách nhà nước phải Có 3 vấn đề trong giải phóng mặt bằng gồm cơ chế
làm sao để kiến tạo, thu hút ít ra 50-100 đồng nguồn chính sách, tổ chức thực hiện và hoàn thiện thủ tục
vốn xã hội thì mới có thể nói là hiệu quả. Hiện nay, pháp lý đất đai. Cơ chế chính sách phải thực sự kịp
Quảng Nam đã duy trì được nguồn thu ngân sách hàng thời trong bối cảnh thay đổi liên tục. Lúc mới tái lập
năm tương đối khá nên cần sử dụng, phân bổ hiệu quả tỉnh, quy định về giải phóng mặt bằng của địa phương
nguồn lực này làm “vốn mồi” huy động nguồn lực xã hội. chỉ có 4 trang đến bây giờ thì lên đến hàng trăm trang.
Hạ tầng cơ bản, nhất là hạ tầng giao thông cần tiếp tục được Đôi khi vài mét vuông đất, một tầng cao nhà… liên quan
ưu tiên thì chúng ta mới có cơ sở kêu gọi đầu tư, nhất là vào khu vực miền người dân, mà doanh nghiệp phải chờ đợi, phụ thuộc vào chính
núi. Khu vực ven biển Quảng Nam, đặc biệt từ Hội An trở về phía nam của sách của cơ quan chức năng.
tỉnh khai thác du lịch khá tốt giai đoạn vừa rồi chính là từ việc hạ tầng Một điều quan trọng khác là cần rà soát quy định tổ chức thực hiện và
giao thông phát triển. Nói thêm về nguồn lực, dù đã cân đối được ngân sách năng lực thực thi. Ở đây một mặt cần xem lại cơ quan quản lý nhà nước
nhưng nếu chỉ dựa vào nguồn lực này thì không thấm tháp vào đâu so với và thứ hai là các đơn vị tư vấn nếu không giải quyết được thì sẽ mãi lúng
nguồn vốn cần theo quy hoạch tỉnh. Cần kiên trì đề xuất các cơ chế để tranh túng trong khâu giải phóng mặt bằng.
thủ nguồn lực, chính sách từ Trung ương, từ các nguồn vốn vay ưu đãi nước Thứ ba là phải hoàn thiện thủ tục pháp lý đất đai. Những năm qua,
ngoài… Quảng Nam đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng ở vùng Đông để xử lý vấn đề này
Ngoài ra, tỉnh cần có chiến lược chuẩn bị quỹ mặt bằng để tiếp tục kêu nhưng vẫn chưa rốt ráo dẫn đến bất cập về quyền lợi của công dân, ách
gọi đầu tư, vì bản thân doanh nghiệp có tiền cũng không thể tự tạo cho mình tắc trong triển khai các dự án cũng như thường xuyên bị đánh giá thấp về
mặt bằng sạch triển khai ngay được mà phải chờ đợi công tác giải phóng mặt chỉ số tiếp cận đất đai trong các bảng xếp hạng môi trường đầu tư cấp tỉnh.
bằng của chính quyền. Họ cũng không có nhiều thời gian để chờ đợi chúng Liên quan trực tiếp nhất đến 3 vấn đề này, trước hết tôi cho rằng cần
ta vì sẽ bỏ lỡ thời cơ đầu tư, trong khi việc thu hút đầu tư hiện nay ngày càng rà soát toàn diện các trung tâm phát triển quỹ đất. Cần đánh giá lại năng
quyết liệt, địa phương nào cũng muốn tạo hành lang thông thoáng nhất có lực thực thi của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ của các đơn vị này để có hướng
thể để thu hút doanh nghiệp. sắp xếp, xử lý phù hợp.
Xuân Ất Tỵ 22