Page 105 - Văn Nghệ Phú Yên
P. 105

nhiều chỗ trở ngại vì cát” . Rõ ràng, trong trường hợp hải đồ thứ nhất này,
                                   (3)
           các bờ cát vùng cửa sông Đà Rằng mới thực sự khiến cho các nhà hàng hải Bồ
           Đào Nha lưu ý và được họ chọn làm một trong các chỉ dẫn địa lý khi lái tàu
           ngang qua cap Varella.

               Với hải đồ số 11, một trong các chỉ dẫn hàng hải khác trên vùng biển và
           bờ biển Tuy Hòa lần đầu được nhắc đến: “Ở phía Bắc đỉnh Varella anh sẽ thấy
           về phía bờ biển một quần sơn nhỏ hình tròn” . Đó là hòn Nữu Sơn/Chóp Chài
                                                    (4)
           hay núi Diều Hâu (La montagne de L’Epervier) với độ cao xấp xỉ 400 mét nằm
           cạnh hải tấn Đà Rằng được người Bồ Đào Nha chọn làm tiêu điểm hải hành.
               Hải đồ số 16 có niên đại sau năm 1638 tiếp tục cập nhật thêm một chỉ
           dẫn hàng hải trên chặng qua vùng biển Nam Phú Yên. Hành trình theo hướng
           Bắc - Nam tính từ pullo Gambir: “Nếu xuất phát từ cù lao này mà anh muốn
           đi đến Varella, anh sẽ cho lái về hướng Nam 1/4 Đông Nam trong vòng 12 hải
           lý; còn cách 4 hải lý nữa thì đến nơi, anh sẽ nhìn thấy trên bờ biển một ngọn
                                                                          (5)
           núi tròn, đấy là đoạn bờ biển nó làm thành cái vịnh gọi là Rão Rão…” . Được
           biết, khi mô tả các đơn vị hành chính xứ Đàng Trong năm 1621, linh mục
                                                                         (6)
           người Italia Cristoforo Borri đã từng gọi phủ Phú Yên là dinh Renran , nhưng
           vịnh biển ngang hải tấn Đà Rằng được người Bồ Đào Nha gán cho danh xưng
           Rão Rão hay Ran Ran/Ram Ram thì hẳn có lẽ đây là lần đầu. Linh mục người
           Pháp Alexandre de Rhodes trên bản đồ vẽ năm 1651 chính thức gọi dinh Trấn
           Biên (Phú Yên) là dinh Pho An kèm theo danh xưng ngoại quốc Ran Ran .
                                                                              (7)
               Nếu như từ hải đồ số 11, núi Chóp Chài xuất hiện phổ biến bên cạnh
           tiêu điểm định vị Varella chếch về phía Bắc với hình dáng “một quần sơn nhỏ
           hình tròn” hay “một ngọn núi tròn” thì trên hải đồ số 24 nó được mô tả rằng
           “…từ cái mỏm của vịnh Ran Ran, tại đó có một hòn cù lao khá lớn tròn như
           một tấm bánh đường” . Ngoài ra, tấm hải đồ số 22 còn chi tiết hơn với một
                                (8)
           chỉ dẫn địa lý kế cận: “…cho mãi đến Ram Ram thì có một ngọn núi tròn và
           một ngọn núi khác thấp hơn nằm cách đó ước độ 1 hải lý 1/2 về phía Nam,
           trên ngọn núi thấp có alcorão. Người ta nói rằng ở đây có một dòng nước biển
           chảy mạnh của thủy triều xuống” . Thuật từ alcorão mà người Bồ Đào Nha
                                          (9)
           sử dụng có ý đề cập đến một thánh đường Hồi giáo theo nhận thức của các
           nhà hàng hải Arab, trong trường hợp cụ thể này đồng nghĩa với varella (tháp)
           hoặc pagoda (chùa). Thực tế, ngọn núi đang được nói đến là núi Tháp gắn với
           hai khu đền tháp theo tín ngưỡng Hindou của người Chàm mà lúc này chỉ
           còn sót lại một ngọn chơ vơ chếch về phía Đông và thấp hơn so với chóp núi.
           Henri Parmentier cho biết: “Cây tháp bị đổ nát là cây tháp to lớn hơn, nằm
           trên giữa đỉnh đồi; cây tháp kia nằm ở chân đồi trên một mặt phẳng ở chỗ 5


                                                             VĂN NGHỆ PHÚ YÊN  99
   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110