Page 106 - Văn Nghệ Phú Yên
P. 106
hoặc 6 mét thấp hơn” . Có lẽ người Bồ Đào Nha xác lập tấm hải đồ này đã
(10)
mạnh dạn cho chiếc tàu thám sát của mình bẻ lái áp sát bờ vịnh Ran Ran hoặc
neo tàu tại cửa khẩu Đà Rằng nên có những chỉ dẫn tương đối chi tiết đến vậy.
Không kể các tập hải đồ khác đề cập đường biển Phú Yên không có điều
gì mới lạ, tập hải đồ mang tên Toteiro da India Oriental (Hải đồ phía Đông Ấn
Độ) do Manuel Pimentel sưu tập có niên đại sau năm 1699 cung cấp một số
thông tin bổ túc trên chặng Phú Yên như sau: “Sau khi đã vượt khỏi Varella,
thường thường trong một số những tuần trăng người ta sẽ gặp phải những
trận gió Tây Bắc rất mạnh, nhưng những trận gió này không bao giờ kéo dài
quá 24 giờ và vì thế cho nên tốt hơn hết là đi gần về phía bờ biển… Từ Varella
đến Ram Ram, hòn cù lao này [Chóp Chài - TG] là một cù lao nhỏ như [tấm
thớt của] một cối đá xay cỏ khô, nằm gần bên bờ biển đường dài có độ 6 hải
(11)
lý và từ đó đến Pulo Cambim cũng có độ 6 hải lý nữa” . Như vậy, chặng sau
đỉnh Varella theo hướng Nam - Bắc không những cho phép tàu thuyền đi gần
về phía bờ biển một cách an toàn mà còn khẳng định vịnh Ram Ram/Ran
Ran với điểm định vị núi Chóp Chài chính là vùng biển ngang cửa khẩu Đà
Rằng, cho dù khoảng cách từ Varella đến đây chưa đạt tới chỉ số 2/3 độ dài 6
hải lý mà hải đồ đưa ra.
Các chỉ dẫn hàng hải trên vùng biển và bờ biển Tuy Hòa bao gồm vịnh
Ran Ran cùng dải bờ cát trắng loáng hai bên cửa sông Đà Rằng, núi Chóp Chài
và núi Tháp đã được nhà du hành người Anh James Horsburgh tiếp tục khám
phá vào đầu thế kỷ XIX. Sau khi khảo tả các vị trí xung quanh đỉnh Varella,
Horsburgh cho biết: “Vịnh Fuiên [Phú Yên] rộng lớn, nó được hình thành do
bờ biển ở nơi này nằm theo hướng Tây Tây Bắc sau mũi Varella và cho mãi
đến sông Fuiên, nằm cách xa đó chừng 5 hải lý; sau đó bờ biển nằm trở lại
về phía Bắc. Cách mũi Varella độ 6 hải lý hoặc 6 hải lý 1/2 về phía Tây Bắc,
ở phía trong đất liền một tí thì có một ngọn núi cao, hình dáng trông giống
như một hình nón đều thường được gọi là núi Chóp Nón hoặc núi Diều Hâu;
và ở phía Nam núi này một chút có một miếng đất nhỏ (sic) với một tảng đá
lớn hoặc một ngôi đền, mà người ta chỉ nhìn thấy khi nào người ta đã áp tàu
vào đến gần đất liền” . Ngoại trừ sự không chuẩn xác về khoảng cách giữa
(12)
các vị trí, mô tả của Horsburgh về hướng bờ biển của vịnh Phú Yên/Ran Ran
vào trước thời điểm 1827 so với ngày nay có một khoảng chênh lệch đáng kể
về phía Đông khoảng 30 , tức từ hướng Tây Tây Bắc đổi thành hướng Tây Bắc
0
1/4 Bắc, cũng như núi Tháp nguyên sơ là một doi đất nhô ra ngoài đường bờ
biển thì ngày nay đã lùi sâu vào đất liền và cách bờ biển tới khoảng 2km. Hai
biến đổi này cho thấy đã diễn ra một sự bồi lấp mạnh mẽ và làm biến dạng
100 VĂN NGHỆ PHÚ YÊN