Page 59 - Người Làm Báo Phú Yên
P. 59
TẾT XƯA - TẾT NAY
Năm Tỵ, tản mạn
Chuyện rắn
NGÔ THẾ LÂM
Trong văn hóa dân gian của người Việt, rắn là một biểu tượng quen
thuộc, góp mặt sinh động trong các vỉa tầng của đời sống, phong tục,
tín ngưỡng. Từ hình tượng rắn, người đời xưa nay cũng đã khái quát
thành những quan niệm, làm đối trọng cho những ví von đa chiều hay
nhiều răn dạy thâm thúy…
Từ đời sống đi vào tín nhiều ngưỡng độc đáo
Thật thú vị khi rắn vừa là đại diện cho cái ác, sự hung
dữ, gian xảo; nhưng lúc khác lại là biểu tượng của quyền
uy, sự che chở hay điều may mắn. Chẳng thế mà bên cạnh
sự ghét bỏ, xa lánh, đề phòng loài vật này; con người cũng
đồng thời đề cao, phụng sự và gọi bằng “ông bà”, là “thần”,
thậm chí là “vua”…
Loài rắn, trước hết phải kể đến sự đa dạng về chủng loại,
xuất hiện khắp mọi nơi. Tiếng Việt có nhiều từ ngữ để định
danh loài rắn: rắn hổ, hổ mang, rắn lục, rắn nước, mãng xà,
rắn nập nống, rắn lồng, rắn học trò, hổ lác, hổ hành, hổ ngựa,
hổ mây, hổ bướm, rắn cạp nia, rắn cạp nong…
Trong đời sống người Việt từ xa xưa, gắn liền với nền văn
minh lúa nước, hình dạng và đặc điểm di chuyển của loài
rắn là cơ sở để người nông dân hình dung và đồng nhất
rắn với những con sông - nguồn nước bởi nếu nhìn con
sông từ trên cao xuống thì rất giống với hình ảnh một con
rắn đang bò. Một đặc điểm khác của loài rắn hổ mang khi
nổi giận thường phát ra tiếng gió phì phò lại mang ý nghĩa
biểu trưng của bão tố. Hình ảnh tia chớp - dấu hiệu của mưa
lại tương đồng với lưỡi rắn. Màu sắc và các sọc của loài rắn
chính là cơ sở để con người liên hệ rắn với cầu vồng. Các
cơn lốc xoáy với hình thù uốn lượn đã được nhân cách hóa
thành hình tượng rắn. Loài rắn có đặc tính lột da, do vậy nó
còn biểu trưng cho sự tái sinh, bất tử.
Từ đó, biểu tượng rắn thủy thần của người Việt cũng tồn
tại song song hai thuộc tính tốt và xấu. Rắn vừa là vị thần
nước giúp mưa thuận gió hòa, mang điềm lành và báo điềm
dữ. Ngược lại, rắn lại vừa là con vật tinh quái, phá hoại mùa
Tranh rắn của họa sĩ Đặng Mậu Tựu
57
ẤT TỴ
Xuân