Page 60 - Người Làm Báo Phú Yên
P. 60

màng và cuộc sống của người dân. Cho
           dù rắn có mang thuộc tính nào đi chăng
           nữa thì cư dân vẫn một lòng kính trọng
           và thờ phụng.
              Huyền tích về rắn cũng gắn liền với
           Đạo Mẫu, liên quan đến nghi lễ cầu thai
           giúp vạn vật sinh sôi nảy nở. Vì thế, rắn
           được ví như những vị Mẫu sinh ra và cai
           quản thế giới, ban lộc cho muôn loài. Xa
           hơn, rắn gắn liền với truyền thuyết xưa
           khi đức Phật cảm hóa được loài rắn, rắn
           đã nguyện bảo vệ đức Phật tu hành. Rắn
           có mặt tốt, mặt xấu nhưng nhờ đức cảm
           hóa của Phật mà đã đi theo con đường
           thiện. Vì thế, rắn trong đạo Phật rất linh
           thiêng, là hình tượng cho sự thiện tâm,
           tu hành và tính nhân văn của đạo Phật.
              Ở một phương diện đời sống khác,                      Tranh rắn - họa sĩ Nguyễn Quân
           cũng chẳng lạ lẫm khi ta bắt gặp rắn
           được ngâm rượu với chức năng làm
           các vị thuốc trong đông y chữa bệnh
           cho con người như phong thấp, thần
           kinh, đau nhức, tê liệt…, và thậm chí
           rắn còn là đặc sản trên bàn nhậu của
           người dân sông nước đến quán xá chốn
           thị thành…
              Một biểu tượng sinh động trong
           văn hóa dân gian
              Dù ghét bỏ, sợ hãi hay được trọng
           vọng, tôn vinh; không thể phủ nhận vai
           trò của rắn và sự góp mặt của loài vật
           này làm phong phú các vỉa tầng quan
           niệm. Người ta dựa vào rắn để nói về                     Tranh rắn - họa sĩ Lê Trí Dũng
           người; để bình phẩm về tính cách, lối
           sống; để khái quát thành những lời răn   “Bao giờ cho đến tháng ba/Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng”; “Rồng rắn lên
           dạy hay để châm biếm, mỉa mai…      cây, có cây núc nác, có nhà hiển vinh”; “Hễ đi gặp rắn thì may/Về nhà gặp rắn
              Những người có tính cách thẳng   thì hay phải đòn”; “Cha hổ mang đẻ con liu điu”, “Liu điu lại nở ra dòng liu điu”.
           thắn thường được ví “thẳng như rắn     Từ một loài vật có thật, rắn trong tâm thức dân gian từ lâu đã khái quát
           bò”; kẻ trâng tráo, mắt luôn thao láo   thành những triết lý, lời răn đầy thâm thúy: “Rắn mất đầu” (không còn người
           liếc ngang, nhìn dọc thì “thao láo như   lãnh đạo); “Hùm tha rắn cắn” (không gặp tai ương này thì gặp hoạn nạn khác);
           mắt rắn ráo”; những kẻ hay kêu la, than   “Khẩu Phật tâm xà” (ám chỉ kẻ đạo đức giả, miệng nói thương người nhưng
           vãn có “oai oái như rắn bắt nhái”; người   lòng dạ hiểm ác); “Khẩu xà tâm Phật” (người ngoài miệng bốp chát nóng nảy,
           hay gân cổ cãi thì “bạnh cổ như cổ hổ   nhưng bản chất bao dung, nhân đức); “Xà cung thạch hổ” (những kẻ hay nghi
           mang”. Ngoài ra, hành động lén lút, sợ   ngờ quàng xiên, thấy cây cung nghĩ là rắn độc, thấy hòn đá ngờ là cọp dữ);
           sệt thường được ví là “len lét như rắn   “Đầu rắn mắt chuột” (ý nói người gian xảo); “Đánh rắn đánh dập đầu” (sử dụng
           mùng năm”; kẻ hay bịa đặt, ba hoa quá   đòn chí mạng đối với kẻ hung ác để khỏi bị báo thù).
           sự thật được nhìn nhận là “vẽ rắn thêm   Thật khó để liệt kê hết sự hiện diện của loài rắn với vai trò là đối trọng để
           chân”; cảnh báo nơi hiểm nguy có “hang   nói về con người và lẽ sống nhân sinh. Dù là hiện thân của cái ác, điều xấu
           hùm miệng rắn”; những kẻ phản bội bị   nhưng đâu đó loài rắn vẫn được thần thánh hóa gọi là “ông”, là “bà”, là “ngài”…
           lên án là “cõng rắn cắn gà nhà”...  như một tín ngưỡng tâm linh hết sức độc đáo.
              Trong kho tàng văn học dân gian     Đón tết Ất Tỵ, mạo muội có đôi dòng mạn đàm về loài rắn, những mong
           của người lao động xưa, ta bắt gặp vô   góp thêm câu chuyện nhỏ cho ta thêm chút ngẫm nghĩ về thế thái nhân tình
           số những hình ảnh rắn được đề cập:   lúc trà dư tửu hậu ngày xuân... q

            58
                  Xuân ẤT TỴ
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65