Page 184 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 184
Mong giữ lửa làng nghề, vươn tầm thế giới
Làng xôi Phú Thượng được chính quyền địa phương đặc biệt
quan tâm, những người con làng Gạ quyết tâm, đồng lòng gìn giữ
nghề truyền thống mà cha ông để lại.
Làng Phú Thượng giờ đã lên phố, lên phường. Đường phố
nhiều làn xe tấp nập thay cho những con đê vắng uốn quanh làng
ngày trước. Thế nhưng, bước chân đến làng mỗi sớm mai hay chiều
tối, có cảm giác thời gian như ngưng đọng lại. Mùi xôi, mùi gạo mới
thơm bay vấn vít đường làng ngõ xóm như vẫn từng thơm suốt gần
thế kỷ qua.
Hiện làng Phú Thượng có khoảng 600 hộ thổi xôi. Người dân
làng Phú Thượng tự hào biết bao nhiêu về làng của mình, về công
việc thổi xôi cha truyền con nối này, mong muốn nghề ngày càng
phát triển.
Chị Dương Thị Dung, 55 tuổi, cũng đã có khoảng 30 năm gắn
bó với nghề thổi xôi cho hay, mỗi ngày gia đình chị thổi một bao
gạo khoảng 50kg, ngày lễ tết thì từ 2-3 bao. Cũng như nhiều người
dân làng nghề, chị rất mong Nhà nước quan tâm nhiều hơn để làng
nghề ngày càng phát triển.
“Chúng tôi mong xôi Phú Thượng không chỉ được bán trong
nước, mà còn có thể vươn ra được thị trường thế giới. Nhưng làm
được điều này thì cần có sự quan tâm, động viên từ Nhà nước với
các chính sách hỗ trợ làng nghề”, chị Dung nói.
Chị Công Thị Tuyết chia sẻ, nghề làm xôi không lãi nhiều, chủ
yếu lấy công làm lãi. Để làng nghề phát triển, sản phẩm vươn tới
được những thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng xôi ngày càng
được nâng cao, đạt các chuẩn về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, sự quảng bá cũng rất quan trọng, để thương hiệu xôi
Phú Thượng ngày càng vang xa, được nhiều người biết tới. Cùng
với đó, là giữ lửa được nghề truyền thống của làng.
“Để nghề không thất truyền, các nghệ nhân cần truyền lại
những kinh nghiệm quý báu cho thế hệ sau; những lễ hội về xôi
cũng cần được gìn giữ. Đặc biệt, quan trọng nhất là chất lượng,
184 Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long