Page 73 - Tự động hoá Ngày nay
P. 73

Trang văn nghệ
     Trang văn nghệ
     Trang văn nghệ












                    Ký sự ở thiên đường chim hoang dã




                                            Bài và ảnh: ĐỖ DOÃN HOÀNG


                    Trong danh sách vài loài chim mà những điệu hồn bị thiên nhiên mê dụ
                    kia tốn mồ hôi, công sức, tiền bạc để tìm kiếm nhất, chắc chắn không bao
                    giờ thiếu: chim thiên đường (Birds Of Paradise). Việt Nam ta có chim thiên
                    đường màu trắng tinh khôi kỳ diệu và thiên đường màu nâu xám đáng
                    yêu lắm lắm, nhưng thật ra chúng lại thuộc họ chim Đớp ruồi. Còn chim
                    thiên đường theo đúng nghĩa Birds Of Paradise, cả thế giới có khoảng
                    45 loài, thì riêng vùng Papua rộng lớn trùm lên lãnh thổ hai quốc gia
                    Indonesia và Nhà nước Độc lập Papua New Guinea đã độc chiếm khoảng
                    86%, với 39 loài. Tức là, nói cách khác, “thủ phủ của mọi thủ phủ” chim
                    thiên đường đều là loài đặc hữu của xứ Papua. Đặc hữu ở đây, nghĩa là
                    chỉ Papua mới có, không ghi nhận các loài chim thiên đường trên, trong
                    trạng thái tự nhiên, ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.



         CÁC “TOÀ THIÊN NHIÊN” ĐẸP SIÊU THỰC
                 ới  chi  phí  ngót  trăm  triệu  đồng/người  cho
                 một hành trình “tiết kiệm nhất có thể”, nhóm
                 6 người chúng tôi đã cùng nhau trải qua 10
         Vchuyến bay (cả đi lẫn về) để có thể diện kiến
         và chụp,… một vài loài chim thiên đường. Bởi vùng
         Papua và đất nước Indonesia hơn 14 nghìn hòn đảo
         (đất nước vạn đảo) quá rộng lớn; nhiều hòn đảo và
         quần đảo đến nay vẫn hoang vu rồi được mệnh danh
         là “nơi tận cùng thế giới”. Chúng tôi đã đi theo các thổ
         dân chân trần, da nâu đen có gì đó gợi nhớ tới các tộc
         người châu Phi (vì họ đều ở vùng cận xích đạo), miệng
         ăn trầu bỏm bẻm, vác dao chặt cây rừng bắc ngang
         các dòng suối hung dữ gào thét làm cầu vượt mưa lũ,
         họ dựng lều tạm qua đêm trên đỉnh núi ở vùng Papua.
         Papua trùm lên lãnh thổ hai quốc gia, gồm các cánh
         rừng mưa nhiệt đới rộng thứ 3 thế giới (chỉ bé hơn có
         rừng Congo ở châu Phi và rừng Amazone ở Nam Mỹ),
         với hơn 200 nghìn loài động thực vật khác nhau.
            Quả thật, đây là chuyến tìm chim vất vả và tốn
         kém nhất mà các “cao thủ chụp ảnh chim hoang dã”
         trong nhóm chúng tôi từng trải qua. Hành trình của tôi   tế hoành tráng như Jakarta đến những sân bay nhỏ đến mức
         từ Hà Nội, trải qua 10 chuyến bay: Hà Nội - TP HCM   tôi không thể hình dung nó lại nhỏ và giản dị đến thế. Cứ như
         - Jakarta (Thủ đô của Cộng hoà Indonesia) - Makassar   đang đi lạc hay hạ cánh nhầm vào một thung lũng hoang vu
         - Sorong -  Manokwari (và ngược lại). Từ sân bay quốc   có vài cái lều canh nương vậy.
   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78