Page 43 - Văn Nghệ Yên Bái Vùng Cao
P. 43
Vào bữa ăn cũng rất đặc thù xứ núi. Từ cảnh “bàn ăn nghiêng xuống mặt đồi”
đến “ghế ngồi, thiên nhiên tự tạo”, không cần nói về người mà vẫn thấy người
đông vui, đồng cảm, không cần cầu kỳ, miễn là được khoái khẩu, được thưởng
thức món đặc sản núi rừng.
Đạm bạc và không kém hấp dẫn trong bữa ăn giữa phiên chợ núi, của những
người dân lao động vô lo vô nghĩ. Chỉ có “ớt cay, rượu ngô, cơm đỏ”, toàn sản
vật địa phương, được “nhắm cùng thắng cố… bốc hơi” là thấy hạnh phúc lắm,
sảng khoái lắm! Người miền núi nào có đòi hỏi gì hơn là được sống thanh bình
yên ổn giữa thiên nhiên.
Quá trưa, khói tan về núi
Mặt trời say đỏ ráng chiều
Người vợ vắt chồng lên ngựa
Nắm đuôi ngựa dẫn về theo
Lù- cở chếnh choáng vai đeo
Nhà xa… chênh vênh đường núi!
Tác giả của bài thơ đã đi đến cốt lõi của câu chuyện. “Mặt trời say đỏ” hay
chính chàng trai đang say? Cảnh tượng này thường thấy trong sinh hoạt vợ
chồng rất đáng yêu của người miền núi. Thật đáng cảm mến, “Người vợ vắt
chồng lên ngựa/ Nắm đuôi ngựa dẫn về theo”. Hình ảnh “vắt chồng lên ngựa”
khá tiêu biểu. Chợ tan rồi mà. Về thôi. Vẫn không quên rằng: “Nhà xa… chênh
vênh đường núi”!
Bài thơ không mới, nhưng cấu tứ thật có duyên, chân tình, làm đẹp hình ảnh
người phụ nữ miền sơn cước. Lược bỏ những chi tiết rườm rà, chỉ tập trung vào
con đường mòn leo dốc! Người đàn ông trên mình ngựa làm sao quên “thắng
cố”?
Ngày xuân, đọc lại bài thơ “Thắng cố” để càng nhớ hình ảnh những phiên chợ
ấm áp tình người miền núi. Cảnh vợ chồng người Mông trở về nhà khi tan chợ
thật thơ mộng, chỉ thấy ở nơi “chênh vênh đường núi”…
N.B
Trí thức hội tụ, chung lòng, góp sức
Doanh nhân mở lối, đoàn kết, thành công
(Tường Vy)
Văn nghệ Yên Bái vùng cao- Số 74 (12/2024) 41