Page 97 - Tạp chí Cửa Việt
P. 97
năm để có thể xin kinh phí hỗ trợ từ các cấp, hoặc vận động nguồn lực xã
hội hóa để tổ chức thi đấu. Khi Hội thi đấu cờ người được tổ chức thành
công, mang dấu ấn ở một số địa phương, trường học hoặc thông qua sự
phối hợp giữa các đơn vị, sẽ có căn cứ cụ thể để đề xuất hỗ trợ kinh phí
thường niên, giúp duy trì hoạt động này một cách lâu dài và ổn định.”
Ông Hóa cũng khẳng định rằng, sự thành công trong việc khôi
phục cờ người không chỉ nằm ở nguồn lực tài chính mà còn cần sự chung
tay từ các sở, ban, ngành chức năng, tổ chức văn hóa, trường học, các
võ đường và cộng đồng để trò chơi dân gian này một lần nữa sống dậy
trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Quảng Trị.
Trong Hội thi đấu cờ người, mỗi nước đi hoặc khi “ăn quân” đều
được kết hợp với các thế võ đặc trưng, như một bài quyền hoặc đòn thế
chiến đấu sống động. Điều này đòi hỏi các “quân cờ” không chỉ nắm
vững kiến thức về võ cổ truyền mà còn phải thực hành nhuần nhuyễn
từng thế võ. Vì vậy, việc khôi phục và tổ chức Hội cờ người trong tương
lai không thể thiếu sự tham gia của các võ sư và võ đường, những người
đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và hướng dẫn để tái hiện đầy
đủ tinh thần và vẻ đẹp của trò chơi truyền thống này.
Thực tế khó khăn hiện nay trong việc tái hiện lại Hội thi đấu cờ
người chính là sự thiếu hụt về nhân lực. Để tổ chức một Hội thi đấu cờ
người đạt chuẩn, ngoài việc cần tìm 32 võ sinh có kỹ năng võ thuật (am
hiểu về trò chơi và sẵn sàng tham gia) còn phải có kỳ thủ “lão luyện”,
Tổng cờ (trọng tài bàn cờ) và đội ngũ ban tổ chức am hiểu về cờ. Ngoài
vấn đề về nhân lực, thì kinh phí tổ chức cũng là một thách thức lớn
trong việc tổ chức Hội thi đấu cờ người. Nhiều địa phương muốn tổ chức
nhưng không đủ nguồn lực để chuẩn bị cơ sở vật chất, trang phục, và
chi phí duy trì cho các hoạt động liên quan.
Hiện nay di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương và cấp quốc gia
có nhiều lễ hội, hoạt động và nghề truyền thống, nhưng Hội thi đấu cờ
người chưa được ghi danh trong số đó. Tuy vậy, Hội thi đấu cờ người vẫn
là một trò chơi dân gian mang giá trị văn hóa sâu sắc, thể hiện tinh thần
thượng võ và sự gắn kết cộng đồng ở một số địa phương trong nước.
Việc bảo tồn và phát huy trò chơi này đang được một số địa phương và
tổ chức quan tâm, nhằm giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau. Ngoài
sự chung tay góp phần phục dựng của các cấp chính quyền, địa phương
còn cần sự nỗ lực đồng hành của truyền thông, sử dụng các nền tảng số
như livestream, các chuyên đề, phóng sự,… để giới thiệu cờ người đến
với công chúng. Ngoài ra, để cờ người không chỉ gói gọn trong các dịp
lễ hội mà còn trở thành một nét sinh hoạt văn hóa, góp phần giáo dục
95