Page 82 - Tạp chí Cửa Việt
P. 82

Tôi không được gặp hai anh ngay tại Truông nhà Hồ. Anh Lê Văn
          Lương đã về luôn làng địa đạo Vịnh Mốc, để từ đây đáp thuyền gắn máy
          thẳng ra đảo Cồn Cỏ thăm các chiến sĩ cắm chốt từ bao lâu trên đảo nhỏ
          anh hùng. Gặp Trưởng đảo Thái Văn A đang đứng chờ ở chân đảo, gần
          mặt nước, hai người chưa từng quen biết ôm chặt lấy nhau, và hai người
          chiến sĩ dạn dày thuộc hai thế hệ xa nhau về tuổi đời cùng tuôn nước
          mắt. Anh Lê Văn Lương nói: “Ôm Thái Văn A, tôi ôm cả đảo Cồn Cỏ
          vào lòng”. Nhà thơ Tố Hữu thì đã vào xã Cam Thanh bên bờ bắc sông
          Hiếu, nơi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đóng tạm cơ quan, làm việc
          với lãnh đạo tỉnh. Đường vào như tỉnh như mê / Đường ra phía trước,
          đường về tuổi xuân. Tôi nhẩm tính, năm nay anh Lành chạm mốc tuổi
          năm mươi ba, do chợt nhớ một câu thơ anh làm một dịp nào đó kỷ niệm
          Cách mạng tháng Mười Nga 1917: Liên Xô sinh trước đời tôi ba tuổi...
                Hồi ấy, chưa một cơ quan nào có thể đặt chân xuống thị xã Đông
          Hà chỉ còn là những đống gạch ngói, bê tông đổ nát ngổn ngang và
          đầy rẫy mìn, bom bên dưới. Không hiểu tại sao xã Cam Thanh, cách
          Đông Hà có mỗi một chặng ngắn, càng rất ngắn tính theo đường chim
          bay lại còn nguyên vẹn một vài khu vườn cây mít, ổi, thơm... cây cối
          không chịu phạt ngang như ở mạn bờ nam sông Hiếu, từ ngã ba Đường
          9 về làng Đạo Đầu thuộc huyện Triệu Phong hay vào truông Ái Tử ở
          phía bắc sông Thạch Hãn nơi có cái sân bay dã chiến rộng mênh mông
          quân đội Mỹ làm bằng những tấm sắt thép có những lỗ tròn đều dài vô
          tận trên trảng cát khô. Tôi cứ ngẩn ngơ trước cảm giác vừa ngạc nhiên
          vừa thích thú, không hiểu nhờ sự thần kỳ nào, nhiều cây ở đây vẫn gần
          như nguyên vẹn, lá xanh vẫn tươi, một số cây mít già đầu cành vẫn nung
          núc những trái non bắt đầu thành hình, mới nhỉnh hơn trái mãng cầu
          một chút. Ngay xế căn nhà xập xệ tôi nghỉ nhờ mấy tháng, vẫn nguyên
          vẹn một cái bến xây bậc cấp tráng xi măng hẳn hoi dẫn từ bờ sông
          thường khá cao so với mặt nước dưới dòng, trừ những ngày vào mùa lũ
          lụt, bậc cấp cuối chìm xuống đâu dưới mặt nước, sáng sáng tôi theo cái
          bến ấy thoải mái xuống sông vốc nước rửa mặt, rồi cuối ngày, sau bữa
          cơm chiều lại xuống đó giặt khăn lau người và rửa đôi chân lúc nào cũng
          lấm láp bụi đường đất đỏ.
                Đúng vào chiều ba mươi Tết, một cuộc mít tinh được tổ chức ven
          con sông Hiếu ấy, trong một khu vườn rộng trồng mít, ổi cận kề cái bến


           80
   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87