Page 76 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 76
Theo ông Phan Đăng Sơn, những ý kiến trái chiều là yếu tố quan
trọng thúc đẩy quá trình phát triển. Điều quan trọng ở đây là cấp
ủy, chính quyền cần huy động chất xám, kinh nghiệm của các nhà
chuyên môn cùng tham gia, kết nối những ý kiến của cộng đồng
nhân dân (những người có những ý kiến mang tính kinh nghiệm
thực tiễn nhiều khi rất uyên bác, chứ không phải chỉ là ý kiến mang
tính kinh nghiệm dân gian), cùng nhau chung sức đồng lòng và đề
cao tính trách nhiệm, sẻ chia để cùng đồng thuận xây dựng và phát
triển Thủ đô giàu mạnh, bền vững.
Theo TS. KTS. Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam: Cần
thiết có một cuộc thi mang tầm vóc quốc tế để lựa chọn ý tưởng
quy hoạch tốt nhất cho toàn bộ Hồ Tây và các vùng phụ cận.
Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích 526 ha được xem là một
nét đặc sắc, là viên ngọc xanh mới và quan trọng nhất của Thủ
đô Hà Nội trong tương lai. Theo đó, việc quản lý Hồ Tây cần
được xem xét với tư cách là một viên ngọc quý giá được mài giũa
trong tiến trình phát triển chung của Thủ đô và đất nước.
Với phương án quy hoạch Thủ đô đã được Quốc hội và Chính
phủ thống nhất, quận Tây Hồ có liên quan đến 4/5 trục quy
hoạch phát triển quan trọng của Thủ đô, đồng thời việc Luật
Thủ đô (sửa đổi) được thông qua đã có sự phân cấp, phân quyền
mạnh mẽ hơn cho cấp ủy, chính quyền địa phương, giúp quận
Tây Hồ có những nền tảng cơ sở pháp lý cho những phát triển
đột phá và sáng tạo.
Việc Thành phố đồng ý việc chuyển giao việc quản lý Hồ Tây về
cho quận Tây Hồ thay vì 8 sở, ngành cùng quản lý như trước đây
được coi là bước đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi để quận phát
huy quyền chủ động, sáng tạo trong vấn đề phát triển Hồ Tây
cũng như có sự quản lý mang tính kịp thời, hiệu quả.
Tuy nhiên, chúng ta phải chú ý đến vấn đề kiểm tra, kiểm soát
một cách khoa học, minh bạch, phải có sự định hướng phát triển
76 Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long