Page 71 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 71
KỲ 3 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
“VÙNG BÁU VẬT QUỐC GIA”
Trời đã ban Tây Hồ một báu vật vô giá đó chính là Hồ Tây. Do
đó, việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy toàn diện những tiềm năng,
giá trị của Hồ Tây là một trong ưu tiên quan trọng hàng đầu của
quận Tây Hồ nói riêng và Hà Nội nói chung, đặc biệt trước yêu cầu,
nhiệm vụ mới trong công tác quản lý Hồ Tây.
Đánh thức tiềm năng Tây Hồ
Ngay trong buổi làm việc giữa Thường trực Thành ủy Hà Nội
với Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ về tình hình, kết quả thực hiện
các nhiệm vụ chính trị giai đoạn 2020 - 2023; nhiệm vụ trọng tâm
giai đoạn 2024 - 2025 và những năm tiếp theo trên địa bàn quận Tây
Hồ diễn ra tháng 1/2024, các đồng chí lãnh đạo Thành ủy đều nhấn
mạnh đến mục tiêu “Bằng mọi giá phải lưu giữ được Hồ Tây đúng
nghĩa là báu vật quốc gia, bảo tồn và phát huy toàn diện những
tiềm năng, giá trị của hồ”.
Theo đó, lãnh đạo Thành ủy đồng ý chủ trương chuyển giao
việc quản lý Hồ Tây về cho quận Tây Hồ thay vì 8 sở, ngành cùng
quản lý như trước đây. Các sở, ngành chung tay cùng quận Tây Hồ
quản lý hồ theo chức năng, nhiệm vụ để địa danh này thực sự phát
triển, trở thành điểm đến văn hóa du lịch tiêu biểu của Thủ đô.
Với việc được giao quyền quản lý Hồ Tây trên các lĩnh vực và
việc thành lập Ban Quản lý Hồ Tây, quận Tây Hồ đã nhanh chóng
bắt tay xây dựng “Đề án bảo tồn, phát huy giá trị Hồ Tây và vùng
phụ cận”, đồng thời nghiên cứu phương án cải thiện chất lượng
môi trường nước, cải thiện không gian sinh sống của các loài thủy
sản; giám sát chặt chẽ nguồn nước thải xung quanh hồ. Đề án lấy
người dân - hệ sinh thái tự nhiên của Hồ Tây - các yếu tố lịch sử, di
sản làm trọng tâm cho mọi hoạt động để tạo ra yếu tố văn hóa đặc
trưng, khác biệt của Hồ Tây trong quá trình phát triển, dịch chuyển
Hồ Tây trở thành trung tâm mới của Thủ đô Hà Nội.
Theo TS. Lê Văn Hoạt, nguyên Phó Chủ tịch HĐND thành phố
Hà Nội, lãnh đạo quận cần làm rõ vị trí và giá trị mới của Hồ Tây
Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long 71