Page 73 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 73
mới sáng tạo nhưng phải trên mục đích duy nhất là vì nhân dân, vì
quận Tây Hồ.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc: Tư duy nhiệm kỳ, tầm
nhìn hạn hẹp, lợi ích cục bộ sẽ là cái phá nát những khát vọng,
những mong muốn tốt đẹp của các lãnh đạo dành cho cộng đồng.
Một thời gian dài, Hồ Tây bị nạn lấn chiếm hoành hành, nhưng
với chủ trương kịp thời, chúng ta đã xây dựng đường kè hồ, vừa
ngăn chặn được tình trạng lấn chiếm, vừa biến không gian quanh
hồ thành không gian công cộng để mọi người cùng thụ hưởng chứ
không phải sân sau vườn nhà của các gia đình.
Dẫu vậy, việc cần làm bây giờ là cần có những sáng kiến, giải
pháp để tỷ trọng thụ hưởng công cộng nhiều hơn, tức là có thêm
nhiều công trình công cộng để biến Hồ Tây trở thành nơi công cộng
cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ phục vụ cho cư dân ở đó.
Tây Hồ là khu vực có hạ tầng cơ sở tương đối hoàn thiện, có
khả năng ứng dụng những khoa học công nghệ mới. Ngay từ đầu,
Nhà nước phải có quy hoạch cụ thể, nhất là quy hoạch vùng để
tránh tình trạng quy hoạch một đằng, làm một nẻo, tránh những
lợi ích nhóm. Ngay cả những công trình công cộng khi được làm
ra cũng phải tính toán để khai thác sử dụng hiệu quả. Phải cân
bằng hài hòa giữa việc phát triển kinh tế với bảo tồn thiên nhiên,
cảnh quan.
Điều này đòi hỏi năng lực của các nhà quản lý. Bởi cuối cùng
vẫn là con người làm cho Hồ Tây đẹp hơn hay xấu đi. Do đó, con
người phải nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực quản lý và xây
dựng, hơn nữa là tình yêu và trách nhiệm với thành phố của mình.
Tư duy nhiệm kỳ, tầm nhìn hạn hẹp, lợi ích cục bộ sẽ là cái phá
nát những khát vọng, những mong muốn tốt đẹp của các lãnh đạo
dành cho cộng đồng.
Bảo tồn hay phát huy?
Việc “Bảo tồn, phát triển và phát huy giá trị Hồ Tây - danh
thắng quốc gia” đã được đề cập từ lâu, thậm chí đã có những cuộc
hội thảo lớn. Tuy nhiên, đến nay, Hồ Tây vẫn “trắng” danh hiệu
quốc gia là điều khiến chúng ta suy ngẫm.
Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long 73