Page 72 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 72

trong chiến lược phát triển của Thủ đô, không chỉ có Hồ Tây mà
            còn phải vùng phụ cận. Theo ông, không thể đặt riêng Hồ Tây ra
            một chỗ mà phải đặt nó trong các vùng phụ cận, đặt Hồ Tây trong
            không gian chung và việc kết nối các vùng để lan tỏa sức sống và giá
            trị vốn có của nó. Theo đó, cần nhận diện rõ tiềm năng, đánh giá
            đúng thực trạng, phân tích bối cảnh; đề xuất phương án; tổ chức
            thực hiện gồm mô hình quản lý, dự án đầu tư (mang tính trọng
            điểm) với hệ thống cơ chế chính sách.
                Nêu lại vấn đề trước đây, khi Hồ Tây thuộc quyền quản lý của
            8 sở, ngành khác nhau, theo đúng tình cảnh “cha chung không ai
            khóc”, đồng chí Lê Văn Hoạt đánh giá trước đây, chúng ta đã quản
            lý nó dựa trên cơ sở các mảnh ghép bị xé lẻ, thiếu tính liên kết và
            xâu chuỗi. Việc khai thác loại hình du thuyền trên Hồ Tây từng
            được triển khai, nhưng do khâu quản lý yếu kém, gây nguy hại môi
            trường nước nên giờ chúng ta đang phải xử lý hậu quả. Nói cách
            khác, chúng ta từng “không quản được thì cấm”, đồng thời chỉ tập
            trung khai thác về “đất” chứ không phải khai thác về nguồn lực văn
            hóa. Do đó, hiện nay, khi quận đã được trao thẩm quyền quản lý
            Hồ Tây trên các lĩnh vực thì cần nghiên cứu các thách thức trong tổ
            chức quản lý Hồ Tây trong bối cảnh mới và với góc độ tiếp cận các
            kinh nghiệm quốc tế.

                Theo TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban
            văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, việc phát triển Hồ Tây luôn phải
            giữ trên tinh thần bảo tồn, giữ gìn những thứ đang có và tiếp tục
            làm cho nó phát triển tốt hơn. Với nhiều dự án trong quá trình triển
            khai sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn đến việc méo mó đi ý tưởng
            tốt đẹp lúc ban đầu. Khi đó, người lãnh đạo và cán bộ thực hiện
            phải suy nghĩ làm sao để việc mình làm là đang đối xử với một địa
            chỉ văn hóa có giá trị lịch sử ngàn đời, từ đó làm bằng trái tim, chứ
            chăm chăm vào lợi ích kinh tế là rất nguy hiểm.

                TS. Lê Viết Chức cho rằng, các cụ có nói: “Hết nạc mới vạc
            đến xương”, vì vậy quận cần đi theo phương châm dễ làm trước,
            khó làm sau. Những vấn đề nhạy cảm cần phải tính toán kỹ lưỡng,
            thông tin kịp thời đến người dân, báo giới để cùng thảo luận, tìm
            hướng giải quyết. Các lãnh đạo, chính quyền quận quyết tâm đổi


              72   Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long
   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77