Page 74 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 74
Từ trước đến nay, đắn đo giữa việc bảo tồn những gì đang có
hay phát triển những giá trị di sản luôn là một vấn đề thực tiễn chưa
thể tìm được đáp án lý tưởng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế
giới. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, trong công tác bảo tồn,
phát huy giá trị di sản, sự cân bằng, hài hòa, bền vững luôn được coi
là mục tiêu hàng đầu, nhất là đối với các cộng đồng bản địa. Phải
nhận định, mối quan hệ bảo tồn và phát triển là mối quan hệ phổ
quát trên tất cả các lĩnh vực, tuy nhiên, bảo tồn không đồng nghĩa
với việc không phát triển mà bảo tồn chính là một cách phát triển.
Nhìn sang các nước phát triển như Nhật Bản và Trung Quốc,
cách họ bảo tồn và phát huy di sản được thực hiện hết sức bài bản.
Ví dụ như Hồ Tây ở Hà Nội và Hồ Tây ở Hằng Châu (Trung Quốc)
có sự tương đồng về quy mô, hình thế, công năng văn hóa, tuy
nhiên, Hồ Tây ở Hằng Châu đã trở thành Di sản văn hóa thế giới
(năm 2011), với hành trình bắt đầu từ việc được phê duyệt Danh
thắng trọng điểm cấp quốc gia năm 1982.
Từ lâu, Trung Quốc đã chú trọng đầu tư cho công tác bảo tồn
di sản, di tích, đồng thời đề ra quy hoạch phù hợp với từng di sản.
Hầu hết các danh thắng đều được khai thác du lịch. Một khi được
công nhận di sản thế giới thì sẽ trở thành động lực cho du lịch, giúp
địa phương phát triển kinh tế và xã hội bền vững.
Nhật Bản cũng chọn cách phát triển du lịch bền vững trong
phát huy giá trị di sản văn hóa. Họ xây dựng khung chính sách về
bảo tồn di sản văn hóa. Sử dụng di sản văn hóa cho mục đích du
lịch. Chia sẻ lợi ích từ du lịch di sản văn hóa cho cộng đồng và sử
dụng sức mạnh cộng đồng đối với sự phát triển du lịch.
Tuy nhiên, để làm nên được một công trình văn hóa mang tầm
biểu tượng không phải chuyện một sớm, một chiều. Kinh nghiệm
thế giới đã cho thấy, thời gian từ khi phê duyệt tới khi hoàn thành
một công trình văn hóa tầm cỡ cũng có thể mất tới cả chục năm, như
nhà hát Opera Sydney là khoảng 20 năm, Nhà hát Bắc Kinh là 7 năm.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, khi chúng ta bảo tồn
được không gian có chất lượng cao thì điều tất yếu sẽ dẫn tới phát
triển tốt. Để làm được điều này cần phải tránh những lợi ích ngắn
74 Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long