Page 56 - Tạp chí Sức Khoẻ Trẻ Em
P. 56
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT
- Tăng cường thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý tại xã, phường, thị trấn nơi nhiều người
khuyết tật có khó khăn về tài chính có nhu cầu trợ giúp pháp lý, tại Hội người khuyết tật, các cơ
sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật khi có
yêu cầu và phù hợp với điều kiện của địa phương;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện
trợ giúp pháp lý khi thực hiện việc trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật có khó khăn về tài
chính;
- Truyền thông về trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật có khó khăn về tài chính thông
qua các hoạt động thích hợp.
Từ đó, có thể thấy, việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật vẫn còn nhiều “khoảng
trống”, trong khi người khuyết tật cần được trợ giúp về mặt pháp lý nhiều hơn.
Việc trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật là trẻ em hiện nay
Việc quy định người khuyết tật trẻ em là một trong những đối tượng được cung cấp dịch vụ
pháp lý miễn phí của Nhà nước theo Luật trợ giúp pháp lý là cơ sở để bảo đảm bảo đảm quyền
lợi ích hợp pháp của người khuyết tật trẻ em.
Pháp luật về trợ giúp pháp lý của Việt Nam đã cụ thể hóa Công ước của Liên hợp Quốc về
quyền của người khuyết tật, quyền của trẻ em, bảo đảm cam kết người khuyết tật là trẻ em Đỗ Đức Thọ
được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu và bình đẳng với những người khác. Các địa Luật sư
phương đã quan tâm hơn đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trẻ em, tăng
cường truyền thông để người dân và cơ quan, tổ chức hiểu được quyền của người khuyết tật trẻ Văn phòng làm việc: Hà Nội
em trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý gồm 63 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đặt tại 63 E-mail: luatdoanh@gmail.com
tỉnh/thành phố và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, tổ chức tham gia trợ giúp pháp Cell: 84 (0) 0936258686
lý gồm:
(i) Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp
pháp lý với Sở Tư pháp;
(ii) Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn phát sinh khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho người
khuyết tật là trẻ em như: Lĩnh vực hoạt động:
- Các cháu còn nhỏ nên thường có tâm lý tự ti, mặc cảm về bản thân mình nên thường có
tâm lý giấu kín sự việc, e ngại, không tiếp xúc chia sẻ với người khác hoặc cơ quan nhà nước có • Đầu tư nước ngoài
• Chứng khoán
thẩm quyền; Nhiều cha mẹ, người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ của các cháu không • Sáp nhập và mua lại
biết về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí hoặc có trường hợp có biết về quyền của mình, • Bất động sản và dự án
nhưng vẫn không chia sẻ, không yêu cầu trợ giúp pháp lý. Vì vậy, trong nhiều trường hợp tổ • Lao động
chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý không thể kịp thời giúp các cháu bảo vệ được quyền • Sở hữu trí tuệ
• Doanh nghiệp và Thương mại
và lợi ích hợp pháp. • Xây dựng và đấu thầu
- Một số tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý chưa được trang bị đồng bộ cơ sở vật chất, trang • Giải quyết tranh chấp
thiết bị phù hợp, chưa bố trí đủ kinh phí cho việc bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng chuyên sâu
về tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tiến Tư cách thành viên của Hiệp hội nghề nghiệp
hành thực hiện trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng đặc thù này. • Thành viên Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
Một số địa phương, các cấp chính quyền còn chưa thực sự quan tâm đến công tác trợ giúp • Thành viên Liên Đoàn Luật sư Việt Nam.
pháp lý đặc thù cho người khuyết tật. Nguồn ngân sách nhà nước cũng chưa đồng đều giữa các
địa phương, chưa huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho hoạt động này. Giáo dục & Đào tạo
Từ những khó khăn trên cho thấy, cần sự chung tay của toàn hệ thống chính trị, các tổ chức, 2006-2007 Học viện Tư pháp Việt Nam
cá nhân tham gia chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của trẻ em khuyết tật. Chứng chỉ sau đại học về hành nghề pháp lý: Luật sư
Chung tay trong trợ giúp pháp lý cho trẻ em khuyết tật
Để góp phần chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng, trong thời 2006-2009 Đại học Quốc gia Việt Nam
Thạc sĩ Luật (Luật dân sự)
gian tới Tạp chí Sức khỏe Trẻ em sẽ phối hợp với Công ty Luật TNHH MNA & Partner do Luật sư
Đỗ Đức Thọ là người đại diện pháp luật. Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tham gia tư vấn 1996-2001 Đại học Quốc gia Việt Nam.
pháp luật, tranh tụng, đại diện ngoài tố tụng và các vấn đề khác. Cử nhân Luật (Luật kinh tế)
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em và Công ty Luật TNHH MNA & Partner sẽ trợ giúp, tư vấn miễn 1997-2001 Học Viện Hành Chính Quốc Gia
phí các vấn đề về như: các thủ tục hành chính liên quan đến trẻ em khuyết tật, các quyền về Cử nhân quản lý nhà nước.
thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật. bị xâm hại,
ngược đãi,… Khách hàng tiêu biểu:
Công ty Kumho Tire Viet Nam
Công ty Youngjin Flex Korea company
Để được trợ giúp, độc giả có thể liên hệ: Tạp chí Sức khỏe Trẻ em Tổng công ty Đông Bắc
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội. Điện thoại: (024)37765156; 0906141886; Công ty Cổ phần khách sạn Hồng Vận Casino.
0971251286. Email: suckhoetreem2024@gmail.com. Tổng công ty Truyền hình Cab Việt Nam.
Công ty Luật TNHH MNA & Partner. Nippon JX company
Hyundai Global company….
Địa chỉ: Số 5, ngõ 232, Phố Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Văn phòng: Tầng 7, toà nhà Kim Ánh, 1 Ngõ 78 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Luật sư Đỗ Đức Thọ. Số điện thoại: 0936258686; 0906020567; Email: tholawyers@gmail.
com.
56
Tết sẻ chia, Xuân yêu thương!