Page 280 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 280
KỲ 3 KỲ VỌNG VỀ MỘT TRUNG TÂM ĐÁNG SỐNG
CỦA THỦ ĐÔ
Với những lợi thế có được từ vị trí địa lý và bề dày lịch sử cùng
nền tảng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, từ trong mỗi người
dân đến từng cán bộ, đảng viên đều tin tưởng, gửi gắm kỳ vọng về
sự phát triển của quận Tây Hồ xứng tầm là một trung tâm đáng
sống của Thủ đô.
Đồng chí Nguyễn Đức Kiên, nguyên Ủy viên Trung ương
Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ quan điểm: Thành lập sau
không đồng nghĩa với việc tiến sau
Từng là một cán bộ cấp cao, sau khi nghỉ hưu chuyển về sinh
sống tại quận Tây Hồ đã hơn 10 năm, tôi có ấn tượng mạnh mẽ với
mảnh đất này với nhiều tiềm năng và cơ hội lớn.
Thứ nhất, quận Tây Hồ được hình thành trên cơ sở sáp nhập 3
phường của quận Ba Đình và 5 xã của huyện Từ Liêm với quỹ đất
công tương đối lớn, không gian phát triển rộng, dân cư chưa đông.
Với tầm nhìn ở độ tuổi 20, nếu có đường hướng và phương pháp
mạnh mẽ thì những điều trên là tiềm năng rất lớn.
Thứ hai, các cụ có nói “nhất cận thị, nhị cận giang” thì quận
Tây Hồ hội tụ đủ hai yếu tố đó là nằm sát các quận cũ hay nói cách
khác là 36 phố phường, một bên là sông Hồng mang nặng phù sa.
Thứ ba, quận Tây Hồ có vị trí địa lý nằm cạnh quận Ba Đình,
trung tâm đầu não chính trị của cả nước, một phía là sát với sân bay
Nội Bài, cửa ngõ giao thương với quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi
đối với vấn đề liên kết vùng.
Thứ tư, theo định hướng quy hoạch phát triển của Thủ đô thì
các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh sẽ trở thành thành phố
thông minh và các đô thị phát triển xanh và hiện đại. Với giá trị
cộng hưởng của vùng lõi và vùng phát triển mới sẽ tạo ra giá trị lan
tỏa để quận Tây Hồ phát triển.
Thứ năm, quận Tây Hồ có hệ thống đình, đền, chùa dày đặc,
không chỉ nổi tiếng ở khu vực mà cả nước. Có Hồ Tây thơ mộng với
280 Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long