Page 135 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 135
phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Cơ sở pháp lý trong sạch
- lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển CNVH. Theo ông,
điều này có vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy ngành CNVH
của Tây Hồ phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp
xứng đáng vào sự phát triển của Thủ đô?
Ông Trương Quốc Toàn: Hiện tại, vấn đề tạo khuôn khổ pháp
lý và cơ chế chính sách khơi thông các nguồn lực thúc đẩy CNVH
thực sự là một vấn đề chung của tất cả các địa phương có nguồn tài
nguyên văn hoá dồi dào. Vấn đề nổi cộm nhất mà tôi thấy cần tháo
gỡ càng sớm càng tốt chính là việc sử dụng công sản. Từ lâu nay,
chúng ta vẫn liên tục kêu gọi phát huy mô hình hợp tác công - tư
(PPP), nhưng hầu hết các cơ quan, đơn vị quản lý các địa danh, di
tích lịch sử - văn hoá đều vấp phải rào cản rất lớn là vấn đề định
giá tài sản công để có thể áp dụng mô hình PPP một cách hiệu quả.
Chúng ta cũng biết giá trị bất động sản nói chung ở Hà Nội
rất cao, đặc biệt là trong phạm vi các quận nội thành. Vì vậy, nếu
muốn kêu gọi các đối tác tư nhân tham gia làm CNVH nhưng luôn
mang công sản ra định giá như một sản phẩm trên thị trường bất
động sản thì không có đối tác nào có đủ khả năng đáp ứng được tỷ
lệ góp vốn, cho dù họ có đam mê với văn hoá đến mức độ nào thì
cũng phải dừng bước trước một rào cản như vậy. Mặt khác, đầu tư
cho văn hoá là đầu tư dài hơi, không thể ăn xổi mà phải rất kiên trì,
nên cần có định hướng rõ ràng và cam kết thời gian ổn định cho
nhà đầu tư. Phát triển văn hoá hoàn toàn không giống với đầu tư
bất động sản. Vậy nên nếu muốn phát huy giá trị di sản nói riêng và
công sản nói chung để làm CNVH, nên nhìn nhận từ góc độ là “nếu
không làm gì thì chúng ta sẽ chẳng có gì”.
Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long 135