Page 130 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 130
KHAI THÁC HIỆU QUẢ CHUỖI NGỌC QUÝ
BÀI 3
TÂY HỒ
Trong phát triển công nghiệp văn hóa, quận Tây Hồ cần xây
dựng một kế hoạch khai thác đồng bộ các lợi thế về cảnh quan
thiên nhiên, đặc biệt là không gian cảnh quan hồ Tây. Các dịch
vụ cần được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản, thân thiện với môi
trường. Đồng thời, thiết kế và phát triển các dịch vụ du lịch văn hoá
gắn với các công trình kiến trúc cổ; hình thành các tour du lịch văn
hoá đặc thù; đa dạng hóa trong khai thác các sản vật…
Đó là nhận định của ông Trương Quốc Toàn, Trợ lý giám đốc
Cơ quan hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam (PRX-Vietnam)
trong cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Báo Quân đội nhân dân
Điện tử.
Kiến tạo không gian phát huy tiềm năng, giá trị di sản
PV: Những năm gần đây, phát triển Công nghiệp văn hóa (CNVH)
đã và đang trở thành nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển
toàn diện và bền vững của Thủ đô nói chung và quận Tây Hồ nói
riêng, ông đánh giá như thế nào về tiềm năng, thế mạnh và kết quả
của quá trình phát triển CNVH quận Tây Hồ thời gian qua?
Ông Trương Quốc Toàn: Trước hết, cần khẳng định rằng
CNVH là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực và nhiều
chuyên ngành khác nhau. Cho đến nay, không chỉ riêng ở Việt
Nam mà ngay tại các nước công nghiệp phát triển vẫn luôn xuất
hiện những chủ đề tranh luận về khái niệm này.
Nói đến CNVH, người ta thường nghĩ ngay đến những chuyên
ngành liên quan tới các lĩnh vực xuất bản, âm nhạc, điện ảnh,
nghe nhìn, giải trí và du lịch. Nhưng có một thực tế là khi nhắc đến
CNVH, người ta thường bị thu hút chủ yếu vào khái niệm “văn hóa”
mà rất dễ bỏ qua khái niệm “công nghiệp”, nhất là ở Việt Nam. Tôi
nêu ra vấn đề này bởi đã làm “công nghiệp” thì phải tạo ra “sản
phẩm” và sản phẩm đó phải có tính thương phẩm hoá, tức là phải
bán được hay nói đúng hơn là bán phải có người mua, chứ không
130 Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long