Page 21 - Công Nghiệp Tàu Thủy
P. 21

tục đầu tư các cảng biển lớn như cảng Liên      được khoảng 8 đến 10 tỷ USD. Riêng đối với
               Chiểu, cảng Nam Đồ Sơn,…                        ngành đóng  tàu,  định  hướng  giai đoạn  đến
                  - Mở rộng sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn   năm 2030 đội tàu biển Việt Nam được cơ cấu
               Nhất, nâng cấp cảng Cần Thơ; đầu tư đường sắt   lại và phát triển khoảng từ 1.600 - 1.750 chiếc
               tốc độ cao tạo ra mạng lưới giao thông đồng bộ.   với tổng trọng tải đạt từ 17 - 18 triệu tấn để
               Đây chính là chiến lược giảm chi phí logistics.  phát triển kinh tế biển, trong đó đội tàu vận
                  Hạ tầng giao thông và chi phí logistics cho   tải biển khoảng 1.200 chiếc với tổng trọng tải
               kho bãi và vận chuyển chiếm 60% chi phí         khoảng từ 13 - 14 triệu tấn. Dự báo tổng nhu
               logistics nên giao thông vận tải trong logistics   cầu đóng mới bổ sung, thay thế đội tàu vận tải
               là rất quan trọng. Trung bình mỗi năm Việt      biển Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2030
               Nam chi phí cho ngành logistics chiếm khoảng    khoảng từ 4 - 5 triệu tấn, bình quân khoảng từ
               50 - 60 tỷ USD. Nếu chúng ta giảm được từ 17%   0,7 - 0,8 triệu tấn/năm (bao gồm cả số lượng
               xuống 2% trong số đó thì chúng ta tiết kiệm     tàu đóng mới và thay thế đội tàu cũ)3.






                     Hiện trạng về cơ sở hạ tầng hàng hải

                     Theo số liệu thống kê năm 2022 của Lloyd’s List, Việt Nam có 03 cảng biển nằm trong nhóm
                  50 cảng biển có sản lượng container thông qua lớn nhất thế giới, là cảng biển TP. Hồ Chí Minh
                  xếp thứ 22; cảng biển Hải Phòng xếp thứ 28; cảng biển Cái Mép – Thị Vải xếp thứ 32, chất lượng
                  cơ sở hạ tầng cảng biển của Việt Nam tiếp tục được quan tâm đầu tư; đặc biệt là phát triển
                  cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đang là những điểm nổi bật của bức tranh phát triển cảng
                  biển nước ta.
                     Tuyến vận tải và khả năng tiếp cận tàu:
                     Đối với tuyến vận tải chuyên tuyến container: Các tuyến đi thẳng châu Âu, châu Mỹ: Có 27
                  tuyến tại cảng Lạch Huyện và Cái Mép – Thị Vải. Các tuyến nội Á: Có trên 100 tuyến tập trung
                  nhiều ở cụm cảng số 1 Hải Phòng (Hải Phòng, Quảng Ninh), và nhóm cảng biển số 4 (TP. Hồ
                  Chí Minh, Vũng Tàu), ngoài ra, tại một số cảng biển khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Quy Nhơn).

                     Việt Nam đứng thứ 3 ASEAN về sản lượng hàng thông qua và tuyến lớn nhất (Sau Malaysia
                  và Singapore). Khả năng tiếp nhận tàu: hiện nay cảng biển Việt Nam đã tiếp nhận được tàu
                  container đến 132.000WT tại Lạch Huyện, 214.000WT tại Cái Mép – thuộc loại lớn nhất thế
                  giới. Các bến chuyên dùng tiếp nhận tàu đến 200.000WT, hàng lỏng đến 150.000WT, dầu thô
                  đến 320.000WT (tại bến phao cảng Nghi Sơn).
                     Về cơ bản, quy mô và chất lượng hệ thống cảng biển Việt Nam đã đạt được hơn các mục
                  tiêu theo quy hoạch.








               3. TS. Phạm Hoài Chung: Xu thế phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và phát triển đội tàu trên thế giới trong kỷ nguyên
               mới. Tạp chí Công nghiệp Tàu thủy, tháng 11/2024.


                                                                                                       21
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26