Page 20 - Văn Nghệ Phú Yên
P. 20

Trong những năm tháng khó khăn nhất của cách mạng Miền Nam, sau
            hiệp định Giơ-ne-vơ, Phú Yên là một trong những vùng đất hiếm hoi có nhiều
            bài thơ vượt tuyến ra đất Bắc, trong đó có 17 bài của nhà thơ Văn Công được
            tặng giải nhất Báo Thống Nhất, in chung trong tập “Tiếng hát Miền Nam”, cùng
            hai tác giả Giang Nam, Thanh Hải, được Trung ương Mặt trận giải phóng Miền
            Nam Việt Nam tặng Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu (năm 1965).
                Chiến khu xanh Phú Yên cũng quy tụ nhiều nhà thơ tên tuổi, như: Liên
            Nam, Thanh Quế, Trần Vũ Mai, Lương Nguyên (Lương Thúc Quý), Vũ Trung
            Uyên, Trần Thiện Lục. Ở vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát có nhiều nhà
            thơ, nhà văn tài hoa, nặng tình quê hương, như: Võ Hồng, Trần Huiền Ân,
            Nguyễn Kim Ngân, Đỗ Chu Thăng, Nguyễn Tường Văn, Lê Khánh Nam, Huỳnh
            Quang Nam, Phạm Cao Hoàng, Từ Công Lãnh, Mang Viên Long, Thế Uyên.
                Các vị lãnh đạo tỉnh Phú Yên và TP Tuy Hòa, sau ngày tái lập tỉnh, đặc
            biệt là Phó Chủ tịch tịch UBND tỉnh Vũ Văn Thoại, Phan Đình Phùng, cùng
            các văn nghệ sĩ là lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, như: Liên Nam, Lê
            Khánh Nam, Đào Minh Hiệp, Phạm Ngọc Sơn, Nguyễn Phụng Kỳ, Nguyễn
            Ngọc Quang, Trần Quốc Cưỡng, Huỳnh Thạch Thảo, Huỳnh Văn Quốc đã dành
            nhiều tâm huyết để tạo dấu ấn đêm thơ Núi Nhạn bay xa.
                Từ mùa xuân Nhâm Thìn 2012, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Ngọc Quang, có
            sáng kiến tổ chức cuộc thi “Người đẹp Nguyên tiêu qua ảnh”, giới thiệu hương
            sắc độc đáo cho một thương hiệu văn hóa vang danh. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh
            như Dương Thanh Xuân, Lê Châu Đạo, Trần Quỳ, Lê Ngọc Minh, Huỳnh Lê
            Viễn Duy, Lê Trọng Cường, Huỳnh Siêu Tiến… đã đóng góp nhiều công sức cho
            cuộc thi ảnh, góp phần tạo nên thành công mỹ mãn cho đêm thơ Núi Nhạn!
                Thay lời kết
                70 mùa xuân trước, trong bài thơ “Tuy Hòa mến yêu”được sáng tác trong
            hoàn cảnh bi thương núi sông chia cắt, nhà thơ Văn công cảm thán:
                Ta lặn lội giữa trời bùng khói lửa
                Tháp Chàm ơi mây quyện gió hoang vu.
                … Chóp Chài mây phủ màu tang
                Nhìn Nhạn Tháp sương mù hay nước mắt…
                Giữa bời bời khói lửa chiến tranh ly loạn, nhà thơ Văn công mơ ước:
                Tuy Hòa ơi! ngày mai sẽ đến
                Bụi mù tan chim bướm nhởn nhơ bay
                Đỉnh Nhạn Tháp ánh trăng lồng ánh điện

                Cửa Sông Đà buồm giong cánh về đây!


             14 VĂN NGHỆ PHÚ YÊN
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25