Page 231 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 231

tác giả thể hiện dưới nhiều chiều cạnh khác nhau, từ lịch sử, văn
           hóa, thiên nhiên cho đến văn chương, thơ phú, hội họa… Cố GS
           Trần Quốc Vượng đã từng nhìn nhận: “Tây Hồ: mặt gương của Hà
           Nội, lá phổi của Long Thành. Tấm gương lớn trên dưới 500ha ấy,
           với bề dày bốn nghìn năm lịch sử, đã lắng hồn non sông Hà Nội,
           đọng lại và xếp lớp biết bao huyền thoại, thơ ca…”.

               Còn nhớ, trong thiên bút ký nổi tiếng về “Hồ Tây”, cố nhà
           văn Tô Hoài cứ láy đi láy lại nhiều lần với câu thơ cổ nổi tiếng
           của Chương lĩnh hầu Nguyễn Huy Lượng thời Tây Sơn: “Lạ cảnh
           thay Tây Hồ! Lạ cảnh thay Tây Hồ!”, rồi ông suy ngẫm: “Không
           bao giờ, biết ai mà có thể nói hết được về cái đẹp Hồ Tây - tôi ngỡ
           thế”. Là một nhà Hà Nội học, sinh thời nhà nghiên cứu Nguyễn
           Vinh Phúc đã dành biết bao thời gian suy ngẫm để rồi cho ra đời
           cuốn sách nổi tiếng “Mặt gương Tây Hồ”, và được GS Hà Văn Tấn
           đánh giá: “Mặt gương Tây Hồ” đã cho ta biết về không gian văn
           hóa qua thời gian văn hóa ở một thắng cảnh của Thăng Long”. Ở
           lời nói đầu của cuốn sách này, tác giả đã “chốt lại” rằng: “Du lịch
           quanh Hồ Tây không chỉ để biết không gian văn hóa mà còn được
           mở rộng cả thời gian văn hóa. Làm một vòng quanh hồ, không
           chỉ ngắm cảnh hồ đẹp, mây trời đẹp, đình chùa đẹp mà còn là dịp
           trở về cội nguồn với Lạc Long Quân khi ông diệt hồ tinh, với ông
           trạng Lê Văn Thịnh và nghi án hóa hổ, với Vũ Như Tô xây Cửu
           trùng đài, với Nam Đồng thư xã, một nhà sách tiến bộ vào năm
           1926-1927, với bến đò Phú Xá, dải đất đầu tiên của Hà Nội được
           đón Bác Hồ…”.

               Trải qua những biến thiên của lịch sử, Hồ Tây được xem là cái
           nôi của những làng nghề vang danh khắp kinh thành. Từ gấm vóc,
           lụa là Nghi Tàm, Trích Sài... tới đúc đồng Ngũ Xã, cùng những làng
           lúa, làng hoa nổi tiếng. Tất cả hun đúc nên những nét văn hóa đặc
           trưng, tinh tế và thanh lịch của Thăng Long - Hà Nội. Ngày nay,
           các ngôi làng đã lên phường, cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại và
           đồng bộ. Những con đường thơ mộng được xây dựng ôm trọn ven
           hồ, những tuyến phố rộng lớn kết nối vùng hồ với khu vực đô thị
           trung tâm lõi của thành phố, Hồ Tây trở nên đầy hấp dẫn và người
           dân hưởng thụ nhiều điều tốt đẹp từ nơi đây.


                                  Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long  231
   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236