Page 229 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 229
quan trọng với Hà Nội về mặt sinh thái hay kinh tế, Hồ Tây còn
chứa đựng kho tàng văn hóa đồ sộ suốt chiều dài lịch sử, có thể coi
như một báu vật thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội.
Những tư liệu lịch sử cho thấy cách đây hàng nghìn năm, Hồ
Tây là đoạn còn sót lại do sông Hồng chuyển dòng mà thành. Hồ
Tây từng có nhiều tên gọi như hồ Mù Sương (Dâm Ðàm), hồ Trâu
Vàng (Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo... Mỗi tên gọi đều gắn với sự
tích về nguồn gốc hình thành của hồ.
Trong lịch sử nước ta, người đầu tiên phát hiện ra Hồ Tây chính
là Lạc Long Quân, vị vua đã mở đầu cho triều đại Hùng Vương,
đồng thời là người cho khai khẩn, mở rộng thành trù phú, sầm uất,
nên thơ cho Hồ Tây. Qua các thời đại của lịch sử Thăng Long, gắn
với công cuộc khai khẩn, lập trại ấp của nhân dân, Hồ Tây ngày
càng được hoàn thiện với rất nhiều giá trị về văn hóa, kinh tế, du
lịch… Nhưng phải đến thời Lý, Hồ Tây mới được quy hoạch tổng
thể với quy mô lớn và độc đáo bằng việc tạo ra 13 làng nghề chuyên
canh riêng biệt như: hoa cây cảnh ở Nghi Tàm, Ngọc Hà, quất ở Tứ
Liên, Quảng Bá, đào ở Nhật Tân, Phú Thượng, cá cảnh ở Yên Phụ,
trồng dâu, nuôi tằm ở Nghi Tàm, dệt lụa, the ở Bưởi, trồng thuốc
nam ở Đại Yên, đúc đồng ở Ngũ Xã…
Làm giấy Dó ở Yên Thái ngày xưa
Bởi thế mà thời Lý (năm 1138), công chúa Từ Hoa, con vua Lý
Thần Tông đã rời cung về vùng ven Hồ Tây dạy dân trồng dâu, nuôi
tằm hình thành nên một vùng đất nổi tiếng với nghề tơ tằm, vang
Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long 229