Page 230 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 230

danh khắp Kinh thành Thăng Long. Các vua, chúa thời Lý - Trần
            cũng chọn khu vực ven Hồ Tây lập các cung điện để vãn cảnh, như:
            cung Thúy Hoa vào thời Lý, sang thời Trần đổi tên thành điện Hàn
            Nguyên và nay thuộc địa phận chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa thời
            Lý nay thuộc địa phận chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương thời Lê
            nay thuộc địa phận trường THPT Chu Văn An... Với lợi thế vị trí
            độc đáo, Hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hóa lịch sử. Đây
            là nơi lưu giữ những chứng tích và cả những huyền tích về sự hình
            thành và phát triển Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày
            nay. Với vẻ lãng mạn, thơ mộng hiếm thấy, Hồ Tây luôn là một
            đề tài để các thi nhân, mặc khách bao đời chiêm ngưỡng, tạo nên
            những vần thi ca đặc sắc, muôn đời còn lưu truyền mà mấy câu sau
            đây không ai là không biết:
                                “Gió đưa cành trúc la đà,
                        Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

                               Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
                        Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ…”

                Trong nền văn nghệ hiện đại, Hồ Tây cũng luôn được các văn
            nghệ sĩ khai thác với những cảm hứng trữ tình, dạt dào nhất. Ca
            khúc nổi tiếng “Một thoáng Tây Hồ” của nhạc sĩ Phó Đức Phương
            là một minh chứng:

                                     Mênh mông hồ
                                 Sương thu tan trong gió

                          Bát ngát trăng ngân một khoảng trời…
                Và:
                              Đây Dâm Đàm, đây Lãng Bạc
                              Ngàn thu qua bao lần sóng gió

                                     Tây Hồ, Tây Hồ
                               Kìa mặt gương xanh soi bóng
                    Trời Thăng Long xưa còn mãi tiếng vọng đu đưa…

                Hồ Tây đích thị là một pho sử sống động. Là một danh thắng
            tuyệt nhãn không chỉ riêng của Hà Nội. Viết về Hồ Tây đã có nhiều


              230  Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long
   225   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235