Page 173 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 173
VỊ THẾ MỘT TRUNG TÂM VĂN HÓA - DU LỊCH
BÀI 2
CỦA THỦ ĐÔ
Những danh lam thắng cảnh, di tích trên địa bàn quận Tây
Hồ từ lâu đã là điểm dừng chân ưa thích của bất cứ du khách nào.
Nhưng trước đây, nhiều hoạt động diễn ra một cách tự phát, khả
năng “giữ chân” du khách không cao.
Nghị quyết về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn
quận Tây Hồ giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 tạo
ra một xung lực mới. Quận đã triển khai bài bản việc đầu tư, xây
dựng, quảng bá những sản phẩm văn hóa, từng bước khẳng định vị
thế một trung tâm văn hóa - du lịch của Thủ đô.
Hồ Tây vốn được ví như một lẵng hoa, còn những địa danh:
đường Thanh Niên, phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên,
vườn đào Nhật Tân... là những bông hoa đẹp trên lẵng hoa ấy.
Song, lâu nay, khách chỉ thích “dừng chân” ở đây. Dừng chân
chứ chưa phải là điểm đến. Lợi thế nhiều, nhưng khó khăn cũng
không ít. Hồ Tây là thắng cảnh bậc nhất của Thủ đô, nhưng cùng
lúc do nhiều cơ quan tham gia quản lý. Sự chồng chéo dẫn đến bất
cập trong khai thác. Các điểm tham quan nằm rải rác quanh hồ
nhưng việc kết nối điểm đến chưa thuận tiện. Các doanh nghiệp
kinh doanh văn hóa, du lịch quy mô nhỏ lẻ, tự phát, chưa bắt kịp
xu thế phát triển của công nghiệp văn hóa. Tây Hồ đẩy mạnh phát
triển công nghiệp văn hóa trong bối cảnh như thế.
Rất nhiều đầu việc phải làm. Có những việc tưởng như ít liên
quan như xây dựng nếp sống văn minh trong giao tiếp, văn minh
đô thị cũng được triển khai. Thực tế, đây là nhân tố tạo môi trường
thân thiện, sạch đẹp cho khách du lịch là tiền đề để triển khai công
nghiệp văn hóa trên địa bàn.
Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin quận Tây Hồ Chử Phùng
Lệ Giang chia sẻ: “Đối với những nhân tố đóng vai trò trực tiếp,
Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận xác định những lĩnh vực tập
trung đầu tư, phát triển thành sản phẩm công nghiệp văn hóa cụ
thể. Thí dụ với phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận triển khai các biện
Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long 173