Page 171 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 171
nhưng danh tích Tây Hồ lại mang một nét rất riêng. Khi xây dựng
các không gian tín ngưỡng, người xưa thường chọn thế đất, hướng
đình, hướng chùa, mỗi nơi một khác. Nhưng di tích ở Tây Hồ lại
có một sự thống nhất. Hầu như tất cả các di tích đều quay mặt về
phía Hồ Tây, dù đó là chùa Trấn Quốc - công trình gắn với mong
ước về một đất nước vững bền từ thời vua Lý Nam Đế, cho đến
những đình, chùa, miếu mạo được xây dựng sau này. Danh tích
Tây Hồ hài hòa với không gian mặt nước, cây xanh, mà không nơi
nào có được.
Đô thị hóa thường khiến nghề nông mất đi, nhưng nhiều “làng
lúa, làng hoa” đi vào thơ ca vẫn tiếp tục phát triển khi bước vào thời
đại 4.0. Trước sự cạnh tranh của các làng hoa ven đô, người Tây Hồ
chọn cho mình một lối đi riêng. Phần đông người Nhật Tân chuyển
sang trồng đào thế. Với nghề truyền thống tích lũy qua nhiều thế
hệ, đào Nhật Tân khác biệt hẳn so với những cây đào nơi khác.
Ông Nguyễn Văn Toàn, nghệ nhân trồng đào Nhật Tân cho
biết: “Cây đào thế truyền thống của Nhật Tân luôn có sự cân đối hài
hòa về tỷ lệ giữa gốc, cành, cành dăm. Không giống cây nơi khác,
đôi khi người ta ghép những cành đào nhỏ vào gốc cây “khủng”,
khiến cây trông mất cân đối. Kỹ thuật trồng đào Nhật Tân cũng cho
những bông đào to, sắc thắm, cánh nở căng”.
Cạnh Nhật Tân là đất Tứ Liên, nơi có nghề trồng quất lâu đời.
Cũng chỉ là những cây quất nhiều dáng thế khác nhau, được trồng
trên một, hai sào ruộng, người ta đã có một vườn quất bạc tỷ. Nói
đến Tây Hồ, không thể không nói đến sen Bách Diệp trứ danh. Mặc
dù diện tích những đầm sen đã bị thu hẹp so với trước, nhưng nghề
trồng sen, làm trà sen vẫn phát triển và trở thành một đặc sản của
Tây Hồ.
Thủ đô đang bước sang một vận hội phát triển mới. Thành phố
xác định rõ, văn hóa là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát
triển bền vững. Từ nhận thức này, tháng 2/2022, Thành ủy Hà Nội
ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn
hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến
năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”.
Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long 171