Page 170 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 170

BÀI 1     ĐIỂM TỰA TRUYỀN THỐNG




                Dù đã chuyển mình thành một quần thể đô thị đáng sống,
            những lớp lang lịch sử ẩn dưới những di tích, những tán cây, những
            nếp nhà, những con ngõ vẫn luôn là những nét riêng của Tây Hồ.
            Trong bối cảnh thành phố Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghiệp
            văn hóa, Tây Hồ coi những giá trị văn hóa truyền thống là nguồn
            lực, là điểm tựa để phát triển thành những sản phẩm công nghiệp
            văn hóa, góp phần thiết thực phát triển kinh tế - xã hội.

                Nếu đứng từ đường Thanh Niên để ngắm nhìn Hồ Tây, thì phía
            bên tay trái xưa là những làng nghề - vùng đất Kẻ Bưởi gắn với nghề
            làm giấy một thời  “Mịt mờ khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên
            Thái, mặt gương Tây Hồ” hay những tấm lĩnh Bưởi đã đi vào huyền
            thoại; phía bên tay phải là dải đất của làng cây cảnh Nghi Tàm,
            quất Quảng An, đào Nhật Tân...; còn phía xa xa, mảnh đất Xuân La
            từng là “ruộng quốc khố” dưới triều đại Lý, Trần. Ngay từ khi vua Lý
            Thái Tổ chưa định đô tại Thăng Long, Tây Hồ đã được định danh là
            vùng đất cổ của nước Việt.

                Những ngôi làng cổ giờ chỉ còn trong ký ức. Những tòa nhà mới
            mọc lên, những cây cầu, tuyến đường được xây dựng. Địa bàn Tây
            Hồ giờ là khu vực đô thị năng động và đáng sống. Thế nhưng, dấu
            ấn của một vùng đất có bề dày truyền thống vẫn hiển hiện khắp
            mọi nơi.

                Phía bên “làng nghề”, di tích đền Đồng Cổ là nơi lưu giữ Hội
            thề Trung Hiếu ở đền Đồng Cổ gắn với giai đoạn phát triển ban đầu
            của vương triều Lý. Dẻo đất hẹp phía nam Hồ Tây có một chuỗi các
            di tích: Đền Voi Phục (số 251 phố Thụy Khuê), chùa Thiên Niên,
            chùa Tĩnh Lâu... Bên bờ bắc Hồ Tây cũng có nhiều danh tích. Nổi
            tiếng nhất là Phủ Tây Hồ, nơi lưu dấu truyền thuyết về cuộc trùng
            phùng kỳ thú khi Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan gặp Thánh Mẫu
            Liễu Hạnh trong một lần Thánh Mẫu giáng thế.

                So với một số quận, huyện khác của Hà Nội, số lượng di sản
            văn hóa vật thể, phi vật thể của Tây Hồ có thể không nhiều bằng,


              170  Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long
   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175