Page 29 -
P. 29
TẢN MẠN ĐẦU XUÂN ẤT TỴ NĂM 2025
Bài 7: Bắc Ninh
Người dân khắp nơi kéo đến ngôi đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh ở Bắc
Ninh để chiêm bái pho tượng đá tạc hình rắn khổng lồ trong miếu Xà Thần, bảo vật
quốc gia này không phải rồng mà là rắn. Đây là pho tượng rồng độc đáo, hình dáng
tượng nửa mình rắn, nửa mang tư thế và móng vuốt như rồng, bức tượng này được
ghi song song hai tên: rồng đá và xà thần, có quan điểm tượng mô tả một con rắn.
Điều này cũng tương đồng với một số ý kiến cho rằng tại đền thờ một vị quan thì
không thể có rồng, nó là rắn thần, là xà thần thời Lý, có hình dáng là rắn rất rõ nét.
https://vi.wikipedia.org/
Bách Khoa Toàn thư mở
Bài 8: Hà Nội
Ở làng Kính Nỗ, xã Uy Nỗ huyện Đông Anh, Hà Nội, người dân còn xây
một ngôi miếu thờ Rắn Thần có mào. Người dân nơi đây đều sợ hãi, cung kính
thờ Thần Rắn rất trang trọng.
Do người làng Kính Nỗ bắt được con rắn màu xám to bằng bắp tay, trên đầu
có cái mào đỏ chót như mào gà, khâu miệng rắn lại rồi đem ra chợ bán, nhưng thợ
rắn chẳng dám mua. Nhìn cái mào đỏ chót trên đầu, họ đều bỏ chạy, theo họ, rắn có
mào là rắn đã thành tinh, rất linh thiêng, nên không dám mua.
Người dân đã xây miếu thờ Rắn Thần ở ngay gốc cây đa Trong miếu thờ Rắn
Thần có mào ở Đông Anh luôn có trứng gà. Hàng ngày nhân dân thờ cúng, đặt trứng
gà, món ăn yêu thích của Thần Rắn vào trong miếu. Hiện ở Việt Nam, có một loài
rắn duy nhất có sừng đó là rắn lục sừng Fansipan (Trimeresurus cornutus) thuộc
họ Viperidae. Tuy nhiên, chiếc sừng của nó không phải nhú từ trong đầu ra mà hình
thành từ lớp vẩy dầy trên hai mí mắt của chúng. Ngoài ra dân làng Vạn Phúc,
23