Page 23 - Đại biểu Nhân dân - Số Tết Dương lịch
P. 23

6    Năm nóng nhất trong lịch sử

            Năm 2024  được khẳng  định là năm nóng
         nhất trong lịch sử kể từ khi có số liệu thống kê.
         Nhiệt độ cao bất thường dự kiến   sẽ kéo dài ít
         nhất đến vài tháng đầu năm 2025. Từ đầu năm
         đến nay, khắp nơi trên thế giới chứng kiến các
         hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng mạnh mẽ,
         những đợt sóng nhiệt và hạn hán kéo dài tại
         nhiều nơi, làm tăng tần suất các vụ cháy rừng và
         ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
         Năm 2024 cũng chứng kiến những đợt lũ lụt lịch
         sử. Dù không phải tất cả các hiện tượng thời tiết
         cực đoan đều có thể được quy cho biến đổi khí
         hậu, nhưng theo các nhà khoa học, biến đổi khí
         hậu rõ ràng đang làm gia tăng tần suất và mức
         độ của các hiện tượng này.









         7    COP29 - nhấn mạnh sự cấp thiết của hành động                                 9   Nhiều bước ngoặt kinh tế toàn cầu


                                                                                              Năm 2024 chứng
                                                                                           kiến các quốc gia, từ
                                                                                           Mỹ, châu Âu, Nhật Bản
                                                                                           đều giảm lãi suất sau
                                                                                           nhiều năm. Tại Nhật
                                                                                           Bản, sau 8 năm áp
                                                                                           dụng với nhiều tranh
                                                                                           cãi, Ngân hàng Trung
                                                                                           ương Nhật Bản (BOJ)
                                                                                           hồi tháng 3.2024 tuyên
                                                                                           bố ngừng chính sách lãi
                                                                                           suất âm - lần đầu sau 17 năm. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu
                                                                                           Âu (ECB) hạ lãi suất từ tháng 6, lần đầu tiên kể từ 2019. Đến nay, cơ quan
                                                                                           này đã giảm lãi 4 lần, nhưng để ngỏ khả năng tiếp tục nới lỏng tiền tệ.
                                                                                              Mặc dù Mỹ không phải quốc gia đầu tiên hạ lãi suất nhưng lại gây chú
                                                                                           ý nhất, khi lần đầu tiên kể từ năm 2020, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm
                                                                                           lãi suất 50 điểm cơ bản (0,5%). Đến nay, Fed đã giảm lãi suất 3 lần liên
                                                                                           tiếp. Động thái của Fed có tác động lớn trên toàn cầu, khi mở đường cho
            Tại Hội nghị COP29 diễn ra ở Baku, Azerbaijan, các nước đã đạt được thỏa thuận về các quy   nhiều quốc gia khác điều chỉnh theo, tạo ra làn sóng nới lỏng tiền tệ lan ra
         tắc cho một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu, qua đó hình thành công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy   toàn cầu. Theo đó, nhiều nền kinh tế khác như Thụy Sĩ, Anh, Trung Quốc,
         đầu tư xanh, phát triển bền vững và bảo vệ hành tinh cho các thế hệ tương lai. Thêm vào đó, các   Hàn Quốc... cũng điều chỉnh lãi suất. Thêm vào đó, lần đầu tiên sau 14 năm,
         quốc gia phát triển cũng cam kết chi ít nhất 300 tỷ USD mỗi năm, từ nay đến năm 2035, để giúp   các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thay đổi lập trường chính sách tiền tệ từ
         các nước đang phát triển “xanh hóa” nền kinh tế và nâng cao khả năng ứng phó với thảm họa   "thận trọng" sang "nới lỏng hợp lý” nhằm hiện thực hóa mục tiêu kiểm soát
         khí hậu.                                                                          lạm phát và thúc đẩy nhu cầu nội địa.
                                                                                              Đáng chú ý, Đức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ ba trên
                                                                                           thế giới, khi GDP Đức vào năm 2023, đạt hơn 4.400 tỷ USD; trong khi đó
                                                                                           GDP Nhật Bản hơn 4.200 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên trong 55 năm,
         8    AI tác động mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu                                     tăng trưởng kinh tế Đức cao hơn Nhật Bản.

            Năm 2024, dấu ấn mạnh mẽ nhất của AI là tác động đến bức tranh kinh tế toàn cầu. Theo
         Grand View Research, riêng ngành công nghiệp AI đã đạt mức 279,2 tỷ USD và dự báo vào năm
         2030 sẽ đạt 1.800 tỷ USD. AI cũng làm thay đổi đáng kể lĩnh vực lao động, việc làm. Với một số   10  Làn sóng chỉ trích các nền tảng mạng xã hội
         ngành liên quan đến y tế, công nghệ hay dịch vụ tài chính, AI đã góp phần tăng năng suất tới
         40%. AI cũng dẫn tới làn sóng mất việc làm, nhưng cũng tạo ra các cơ hội việc làm mới. Các
         chuyên gia dự báo, năm 2025 AI sẽ góp phần tạo ra 97 triệu việc làm mới, đặc biệt là trong lĩnh
         vực phát triển, bảo trì và giám sát AI.
















                                                                                              Các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram của Meta,
                                                                                           TikTok, Telegram trong năm qua liên tục vướng phải làn sóng chỉ trích
                                                                                           mạnh mẽ. Sức ép từ chính phủ và công chúng ngày càng gia tăng khi các
                                                                                           nền tảng này bị cáo buộc không đủ nỗ lực trong việc kiểm soát nội dung
                                                                                           cực đoan và tin giả. Tương tự như Facebook và Instagram của Meta, TikTok
                                                                                           hiện đang đối diện hàng trăm vụ kiện.

                                                                                                                                           NHƯ Ý tổng hợp
                                                                                                                      daibieunhandan.vn           21
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28