Page 9 - Văn hoá Huế
P. 9

Huế luôn được lãnh đạo thành phố, các địa phương và ngành Văn hóa và Thể thao tạo
            điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động. Có thể kể đến những bộ phim nổi tiếng chọn Huế
            làm bối cảnh chính và đạt được thành công lớn như Trăng nơi đáy giếng, Cô gái trên
            sông, Mắt biếc, Gái già lắm chiêu 5, Em và Trịnh, Kiều... và gần đây nhất là Linh Miêu.
               Việc thu hút các Đoàn làm phim đến Huế đã góp phần quảng bá mạnh mẽ, làm cho
            Huế thêm nổi tiếng và được bạn bè, du khách yêu mến... Đây là kết quả của việc triển
            khai thực hiện nhiệm vụ phát triển công nghiệp văn hóa trong chiến lược xây dựng và
            phát triển thành phố Huế là trung tâm văn hóa, du lịch lớn, đặc sắc của cả nước và khu
            vực Đông Nam Á, trong đó có mục tiêu đưa thành phố Huế trở thành phim trường tự
            nhiên lớn nhất của Việt Nam.
               3. Thành phố Huế có 03 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao
            và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
               03 di sản mới được công nhận gồm
            Tri thức May và Mặc áo dài Huế, Lễ hội
            điện  Huệ  Nam  và  Nghề  làm  bún  Vân
            Cù. Như vậy, đến nay thành phố Huế đã
            có 6 di sản văn hóa phi vật thể đã được
            đưa vào Danh mục quốc gia về Di sản
            văn hóa phi vật thể (trước đó có Di sản
            ca Huế (2015), nghề Dệt Dèng của đồng
            bào A Lưới (2016), Lễ mừng cơm mới A
            Da Koonh của người Pa Cô (2020)).
               Áo Ngũ thân, tiền thân của áo dài Việt   Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
            Nam hiện đại vốn ra đời ở Đàng Trong,            "Tri thức may, mặc áo dài Huế”
            gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân. Trải
            qua thời gian dài hơn 300 năm, các thế hệ nghệ nhân xứ Huế đã tích lũy nhiều Tri thức
            may, mặc áo dài. Bước vào thời kỳ hiện đại, Áo dài Huế vẫn được nhiều đối tượng sử
            dụng, phổ biến nhất là học sinh, sinh viên, viên chức, thanh niên, rồi cả đến những lớp
            người trung niên, cao niên, chị em làm nghề buôn bán nhỏ ở các cửa hiệu, ở ngoài chợ...
            Thiết kế, may đo Áo dài vừa là một ngành nghề thủ công lại vừa là một ngành thiết kế
            sáng tạo đặc biệt, tạo nên những sản phẩm ấn tượng và có tính phổ biến rất cao. Ngoài
            ra, công nghiệp văn hóa áo dài còn tạo điều kiện phát triển các ngành khác như sản xuất
            hàng lưu niệm, đồ chơi, phụ kiện, điện ảnh, mỹ thuật… Đây chính là hướng phát triển
            công nghiệp văn hóa, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, mang
            lại nguồn thu cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa bảo tồn, lan tỏa
            giá trị mang đậm bản sắc văn hóa Huế. Với những giá trị đó, ngày 9/8/2024, Bộ trưởng
            Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL chính thức ghi
            danh di sản này với tên gọi “Tri thức may, mặc áo dài của người Huế”.
               Ngày 10 tháng 12 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban
            hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống - Lễ hội điện Huệ
            Nam (thành phố Huế) và Nghề thủ công truyền thống - Nghề làm bún Vân Cù (Thị xã
            Hương Trà) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam
            là một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian nhằm thỏa mãn những nhu cầu
            văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của
            địa phương được tổ chức định kỳ vào tháng 3, tháng 7 Âm lịch hằng năm. Lễ hội là sự

                                                                 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ   7
   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14