Page 6 - Văn hoá Huế
P. 6
NGHỊ QUYẾT SỐ 175/2024/QH15 THÀNH LẬP THÀNH PHỐ HUẾ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
NGHỊ QUYẾT
Về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Luật số 21/2017/QH14, Luật số 47/2019/QH14, Luật số 31/2024/QH15, Luật số 34/2024/QH15 và Luật
số 43/2024/QH15;
Xét Tờ trình số 616/TTr-CP ngày 07 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra số 3355/BC-UBPL15
ngày 16 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban Pháp luật, Báo cáo số 1106/BC-UBTVQH15 ngày 29 tháng 11 năm 2024
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế
trực thuộc trung ương và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thành lập thành phố Huế
Thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là
4.947,11 km và quy mô dân số là 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
2
Thành phố Huế giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Trị; nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào và Biển Đông.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định việc sắp xếp, thành
lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với
Nghị quyết này.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế được đổi tên để hoạt động
với tên gọi thành phố Huế kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
3. Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
thành phố Huế kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành) và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ
chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của
Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.
4. Trường hợp Hội đồng nhân dân quận thuộc thành phố Huế không đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng
nhân dân được bầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Thường
trực Hội đồng nhân dân thành phố Huế chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận theo đề nghị của Thường
trực Hội đồng nhân dân thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
khoản 3 Điều 138 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân quận
lâm thời và quyết định thành lập cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận lâm thời. Ủy ban nhân dân quận
lâm thời thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận theo quy định của pháp luật và hoạt động
cho đến khi Ủy ban nhân dân quận nhiệm kỳ 2026 - 2031 được thành lập.
5. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, ngoài các chế độ, chính sách đối với thành phố trực thuộc
trung ương, các cơ chế, chế độ, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục được thực hiện trên địa
bàn thành phố Huế cho đến hết giai đoạn áp dụng hoặc đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại
biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
7. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, giám sát và tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 30 tháng 11 năm 2024.
4 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ