Page 90 - Thông tin đối ngoại
P. 90

Từ sự quan tâm của chính quyền địa phương, niềm
           đam mê của những người yêu văn hoá dân tộc Mường,
           huyện  Thanh  Sơn  đã  phục  dựng  được  5  di  sản,  gồm:
           Nghệ thuật trình diễn dân gian (diễn tấu cồng chiêng,
           đâm đuống, chạm ống, múa sênh tiền, múa trống đu và
           hát ví, hát rang), lễ hội truyền thống đình Lưa xã Tân Lập;
           Tết cơm mới tại xã Hương Cần; Tết bản Mường tại xã Khả
           Cửu và Phục chế hiện vật, công cụ, dụng cụ lao động sản
           xuất, nghề thủ công truyền thống của dân tộc Mường.

                                                                       Phú Thọ là một trong những địa phương
               Thực  hiện  mô  hình  “Trường  học  gắn  với  văn  hóa
           truyền thống địa phương - không gian văn hóa Mường”,        đầu tiên trong cả nước hoàn thành tổng
           từ năm học 2017-2018, các thầy cô giáo Trường Tiểu học        kiểm kê di sản văn hóa trên diện rộng;
                                                                         đồng thời xây dựng, triển khai các kế
           Tân Sơn, huyện Tân Sơn đã vận động phụ huynh học         hoạch bảo tồn dựa trên kết quả nghiên cứu
           sinh và người dân ủng hộ các hiện vật là những công cụ      khoa học và nhu cầu thực tiễn của Nhân
           lao động, sinh hoạt, nhạc cụ, trang phục đặc trưng của    dân. Bên cạnh 2 di sản được UNESCO vinh
           người Mường như bộ khung cửi dệt vải, ớp, cóm, rế, hông   danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện
           xôi,  chăn,  gối  bông  lau...  để  trưng  bày,  tạo  nên  không   của nhân loại, Phú Thọ hiện có lễ mở cửa
           gian văn hóa Mường trong trường học, đồng thời mời các        rừng của người Mường, lễ cấp sắc của
           nghệ nhân đến dạy cho các em những làn điệu Ví, Rang,      đồng bào Dao quần chẹt xã Xuân Thủy, lễ
           diễn tấu cồng chiêng, đâm đuống. Cán bộ, giáo viên nhà    Tết Nhảy của người Dao Quần Chẹt (huyện
           trường sưu tầm các loại tài liệu liên quan đến văn hóa   Yên Lập) và nhiều lễ hội khác đã được công
           truyền thống địa phương, ghi chép lại những lời bài hát,   nhận là di sản văn hóa di sản văn hóa phi
           truyện cổ để xây dựng thành bộ tài liệu lưu giữ tại thư                          vật thể Quốc gia.
           viện nhà trường, đưa ra thư viện xanh để học sinh đọc và
           hiểu thêm về bản sắc văn hóa Mường.



           88  THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI PHÚ THỌ  Số 15-2024
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94