Page 57 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 57
KỲ 1 HIỆN THỰC HÓA KHÁT VỌNG “RỒNG BAY”
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Từ xa xưa, thắng cảnh Hồ Tây đã đi vào thơ văn cổ như một
vùng văn học riêng biệt, là nguồn cảm hứng, nguồn thi đề, nguồn
rung động của bao thế hệ danh nhân tài tử. Văn học cổ cũng có ba
nữ nhà thơ tài danh đều sống quanh Hồ Tây là Đoàn Thị Điểm, Bà
Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương. Theo tác giả Nguyễn Vinh
Phúc của “Mặt gương Tây Hồ”, Hồ Tây đích thị là nàng Tây Thi… là
một tấm gương nước, dĩ nhiên còn là một tấm gương phản ánh tâm
tư tình cảm của văn nhân thi sĩ. Những hệ giá trị khác nhau như
cảnh quan, kiến trúc, lịch sử, văn học… đã nâng tầm Hồ Tây lên
thành một chủ đề đặc sắc trong nền văn hóa của Việt Nam.
“Địa vô Tây Hồ, Thăng Long bất thành đô”
Dân gian xưa vẫn truyền tụng câu nói: “Địa vô Tây Hồ, Thăng
Long bất thành đô”, (có nghĩa đất không có Hồ Tây, Thăng Long
không thành kinh đô). Câu nói đã thể hiện những giá trị lịch sử
của Hồ Tây nói riêng và vùng đất Tây Hồ nói chung trong tiến trình
phát triển của mảnh đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Những chứng tích lịch sử đã chứng minh sự ra đời của Hồ Tây
đều gắn liền với sự ra đời của nước Việt Nam. Theo huyền thoại, sự
hiện diện của Hồ Tây ở Hà Nội là một trong ba công tích của Lạc
Long Quân. Về mặt khoa học, Hồ Tây chính là một món quà, “một
của \hồi môn” mà sông Hồng dành tặng cho Thăng Long - Hà Nội.
Hồ Tây như đúng cái tên gọi của nó, hồ phía Tây của Hoàng
thành Thăng Long xưa. Trong tâm thức của mỗi người dân Thủ đô
ngàn năm văn hiến, vùng đất Tây Hồ luôn hiện lên với những giá
trị văn hóa lịch sử đặc sắc, là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ” với thế
đất “long phượng trình tường, phượng hoàng ẩm thủy”. Người đời
Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long 57