Page 194 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 194

Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ
            Công thương, Bộ Giao thông - Vận tải và Bộ Xây dựng cùng hàng
            chục văn phòng của các tổ chức phi chính phủ. Cùng với đó, sự xuất
            hiện của các Khu đô thị Tây Hồ Tây, Ciputra, trung tâm thương mại
            Lotte Mall… đã từng bước cải thiện bộ mặt đô thị và vị thế của quận
            trung tâm hành chính, kinh tế năng động bậc nhất của Thủ đô và
            cả nước.

                Với định hướng nhất quán, đúng đắn, sáng tạo trong lãnh đạo,
            chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, kinh tế quận có sự
            phát triển nhanh theo định hướng “dịch vụ - công nghiệp - nông
            nghiệp”. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của quận trong 5 năm
            qua bình quân đạt 15,6%; ngành thương mại – dịch vụ có tốc độ
            phát triển nhanh đạt tỷ trọng 68,3%; ngành công nghiệp phát triển
            ổn định với tỷ trọng 32,25%; ngành nông nghiệp đạt tỷ trọng 0,44%.
            Quận luôn coi trọng phát triển dịch vụ gắn với giữ gìn và nâng cao
            chất lượng các ngành nghề truyền thống như hoa đào, quất cảnh
            các loại chất lượng cao; tiếp tục đầu tư các dự án phát triển hạ tầng
            đô thị phục vụ phát triển kinh tế; quy hoạch vùng trồng đào, quất
            tại phường Nhật Tân, Tứ Liên, qua đó tạo điều kiện khuyến khích
            khu vực nông nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho
            người lao động.
                Lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm phát triển toàn diện,
            giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, chất lượng cuộc sống nhân
            dân được nâng cao. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
            thôn mới, đô thị văn minh” ngày càng đi vào chiều sâu với nhiều
            nội dung, hình thức phong phú, sinh động. Tây Hồ cũng là quận
            đầu tiên trên địa bàn thành phố triển khai xây dựng thành công mô
            hình “Phường văn hóa”; đến nay, quận Tây Hồ đã có 7/8 phường
            đạt danh hiệu “Phường văn hoá”. Đây là một mô hình văn hoá
            riêng có của quận được triển khai với quan điểm: lấy sức dân để
            chăm lo cuộc sống cho dân, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn
            bộ đời sống và hoạt động xã hội, góp phần xây dựng khối đoàn kết
            toàn dân, phát huy dân chủ, nâng cao dân trí, phát triển đời sống
            vật chất và tinh thần của nhân dân; phát huy nội lực, tiềm năng của
            cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.


              194  Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long
   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199