Page 193 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 193

Phụ; trồng dâu, nuôi tằm ở Nghi Tàm; dệt lụa, the ở Bưởi; trồng
           thuốc Nam ở Đại Yên; đúc đồng ở Ngũ Xã. Tây Hồ là trung tâm của
           các di tích lịch sử văn hóa với 71 di tích lịch sử văn hóa, 42 di tích
           đã xếp hạng, trong đó có nhiều di tích là di vật quý hàng trăm năm,
           hàng nghìn năm tuổi có giá trị về nghệ thuật và kiến trúc nổi tiếng
           như: Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, chùa Vạn Niên, chùa Kim Liên,
           chùa Hoằng Ân, đền Đồng Cổ, đền Thụy Khuê (đền Voi Phục). Các
           di tích này còn lưu giữ nhiều văn vật có giá trị: 102 bia đá, 165 câu
           đối, 140 bức hoành phi, 18 quả chuông cổ, 60 sắc phong thần, trên
           300 pho tượng bằng đồng, gỗ, đá…
               Vùng đất này còn nổi tiếng với các lễ hội dân gian đặc sắc tiêu
           biểu của kinh thành Thăng Long xưa như hội chèo thuyền cạn ở
           làng Hồ, hội thề Đồng Cổ ở làng Đông. Nơi đây còn vang danh với
           những sản vật như sen Tây Hồ, cà cuống, sâm cầm… và những
           món ăn truyền thống như bánh tôm Hồ Tây, bún ốc phủ Tây Hồ,
           chè sen Hồ Tây, xôi chè Phú Thượng. Theo tiến trình lịch sử, mặc
           dù có bị mai một song nhìn chung những nét văn hóa truyền thống
           vẫn được gìn giữ, phát huy đã trở thành đặc trưng riêng có của vùng
           đất này, được xem như những nét văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

               Hiện nay cơ sở hạ tầng của Tây Hồ ngày càng được đầu tư hiện
           đại. Hệ thống giao thông với các tuyến đường huyết mạch từ 8 - 10
           làn xe kết nối thẳng với các quận, huyện lân cận như: đường Võ
           Chí Công nối từ đầu Nam cầu Nhật Tân đến ngã tư đường Hoàng
           Hoa Thám - Hoàng Quốc Việt và đường Bưởi; đường Nguyễn Văn
           Huyên kéo dài chạy xuyên qua Khu đô thị Tây Hồ Tây, chạy qua
           các phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy), Xuân La (Tây Hồ); đường nối cầu
           Nhật Tân - cầu Thăng Long được coi là trục liên thông kết nối hệ
           thống giao thông ở khu vực cửa ngõ Tây Bắc của Hà Nội. Ngoài ra,
           các đường dọc đê Sông Hồng, quanh Hồ Tây và các tuyến đường,
           phố cũng được đầu tư nâng cấp, kết nối liên thông với các tuyến
           đường chính trong quận cùng với các địa bàn khác rất thuận tiện
           cho việc lưu thông, di chuyển.
               Tây Hồ cũng được chính quyền Hà Nội quy hoạch đến năm
           2030 trở thành một trong 2 khu hành chính mới đặt trụ sở cho 13
           đại sứ quán, di dời 5 bộ ngành, 8 sở ngành bao gồm: Bộ Kế hoạch


                                  Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long  193
   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198