Page 17 - Nhà Báo & Công Luận
P. 17
Xuân Ất Tỵ
Ông Lăng Đức Quyền (Ling
Dequan), nhà nghiên cứu Trung
Quốc về các vấn đề Việt Nam,
khẳng định năm 2024 là “một
năm bội thu” của ngoại giao
văn hóa Việt Nam. Ngoại giao
văn hóa của Việt Nam phát
triển cùng với sự phát triển của
ngoại giao chính trị, ngoại giao
kinh tế, ngoại giao nhân dân
và được nâng tầm cùng với sự
phát triển sức mạnh quốc gia
toàn diện cũng như sức mạnh
mềm của Việt Nam. Năm 2025,
ngoại giao văn hóa của Việt
Nam sẽ đạt được những thành
tựu to lớn hơn.
với cộng đồng quốc tế. Thời gian qua,
các hoạt động ngoại giao văn hóa được
triển khai bài bản, rộng khắp cả trong và
ngoài nước… Các hoạt động ngoại giao
văn hóa đã góp phần hoàn thành các mục
tiêu đối ngoại, đồng thời tôn vinh trí tuệ,
phẩm chất, cốt cách, lý tưởng cao đẹp của
con người Việt Nam; nâng tầm và làm lan
tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam với cộng Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam sáng 29/11/2024, Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Preah Bat
đồng quốc tế. Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni đã đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và thưởng thức phẩm trà quý của Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Hà
Kim Ngọc cũng từng nói: Văn hóa là con
đường ngắn nhất từ trái tim đến trái tim,
là nhịp cầu hữu hiệu kết nối với các dân
tộc khác thông qua việc chia sẻ những
nét đẹp, giá trị và truyền thống của dân
tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế. Ngoại
giao văn hóa thực sự là vũ khí tâm công
sắc bén, đã góp phần hoàn thành các mục
tiêu đối ngoại, đồng thời khiến các đối tác
cảm phục khí phách, cốt cách của dân tộc
ta. Từ đó, các đối tác tôn trọng ta, chia sẻ
và ủng hộ đường lối đối ngoại độc lập tự
chủ, tự lực tự cường, đa phương hóa, đa
dạng hóa của Đảng và Nhà nước ta.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Phó
trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn ĐBQH
tỉnh Hải Dương) thì cho rằng, khi các
quốc gia “bị thuyết phục” “bị quyến rũ”
bởi vẻ đẹp văn hóa độc đáo của Việt Nam
thì Việt Nam sẽ có sức thu hút rất lớn với
bạn bè quốc tế. Từ lòng yêu mến truyền
thống, cốt cách văn hóa của một quốc
gia, dân tộc, các quốc gia sẽ sẵn sàng cho
nhiều cơ hội cùng hợp tác, hỗ trợ để cùng
phát triển. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cùng trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay,
ngoại giao văn hóa được xem là “quyền
lực mềm”, “sức mạnh mềm” trong bảo vệ
lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế đất nước
trên trường quốc tế. Vai trò của ngoại
giao văn hoá đã được xác định rõ trong
“Chiến lược ngoại giao văn hoá đến năm
2030”. Vai trò của ngoại giao văn hoá
cũng tiếp tục được khẳng định trong Văn
kiện Đại hội XIII: “đóng góp thiết thực
vào quảng bá mạnh mẽ hình ảnh quốc
gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của
đất nước”. Và mới đây nhất, trong bài
phát biểu tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày
truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương
(11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhắc
nhớ: Kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa với
đối ngoại, văn hóa trong đối ngoại, làm
cho mỗi hoạt động đối ngoại không chỉ
có nội dung văn hóa sâu sắc, mà còn trở
thành một hoạt động văn hóa; văn hóa
vừa là phương tiện, vừa là phương châm,
vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu của
đối ngoại; không ngừng nhân sức mạnh Trong làn điệu đằm thắm, mượt mà của bài quan họ “Mời nước mời trầu”, các nghệ sĩ Quan họ Bắc Ninh đã giới thiệu và mời Thủ tướng Phạm
mềm quốc gia lên tầm cao mới. Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, các đoàn viên “trầu cánh phượng”. Ảnh: VGP - Nhật Bắc
www.congluan.vn 11