Page 11 - Tạp Chí Công Thương - Số Tết Âm Lịch
P. 11

Bối cảnh thế giới và khu vực những năm gần đây cho thấy, nhân loại đang bước vào một thời
                 kỳ nhiều biến đổi rất lớn với nhiều cơ hội và thách thức. Nhưng đánh giá một cách thẳng thắn,
                 với những quốc gia ở trình độ phát triển như Việt Nam hiện nay, thì phần khó khăn nhiều hơn.
                 Thực tiễn này đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần phải có những quyết sách mạnh mẽ để Việt Nam
                 không chỉ vượt qua được thách thức, mà còn nắm bắt tốt cơ hội, phát huy các thành tựu vượt
                 trội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.

                 Chính vì vậy, với tầm nhìn chiến lược, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận định: Đây chính là thời
                 điểm lịch sử trong tiến trình phát triển, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn
                 mình của dân tộc Việt Nam. Và theo Tổng Bí thư, muốn tiến kịp thời đại, chúng ta phải có một
                 cuộc cách mạng mang tính “đổi mới của đổi mới”, đó là sắp xếp, tinh gọn hệ thống chính trị
                 song song với những quyết sách chiến lược về phát triển kinh tế nhằm khơi thông, huy động mọi
                 nguồn lực để phát triển đất nước với mục tiêu tăng trưởng 2 con số. Để thực hiện thành công
                 cuộc cách mạng này - Tổng Bí thư Tô Lâm đã chia sẻ - đòi hỏi sự thay đổi cơ bản về nhận thức,
                 tư duy của cả hệ thống chính trị, sự gương mẫu, hy sinh của từng đảng viên.

                 Từ tư tưởng, quyết sách táo bạo và những trăn trở của Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta cùng nhìn
                 lại câu chuyện khi đất nước chuyển mình bước vào công cuộc đổi mới cách đây gần 40 năm.











                 Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự        Về hàng hóa, sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu
                 thật, nói rõ sự thật                        cầu tiêu dùng, sản lượng lương thực giảm mạnh.
                     Nếu như vòng xoáy giá - lương - tiền năm  “Diện thiếu đói rộng và gay gắt trong nông thôn,
                 1985 làm cho nền kinh tế Việt Nam gian nan,  trong cả khu vực nhà nước trong mấy tháng đầu
                 trắc  trở,  thì  bước  vào  năm  1986,  vòng  xoáy  năm 1988 là do lương thực dự trữ trong nông
                 ấy được khuếch đại, cộng hưởng với sai lầm  thôn ít”. (Lịch sử Chính phủ Việt Nam)
                 trong quản lý đã khiến nền kinh tế lúc này từ   Trên thế giới, toàn cầu hóa kinh tế trở thành
                 gian nan trở thành nguy nan ở cả 2 mặt tiền tệ  xu thế nổi bật và tất yếu chi phối thời đại, không
                 và hàng hóa.                                ngoại trừ một quốc gia, dân tộc nào, nếu muốn
                     Về tiền tệ, lạm phát liên tục trong 3 năm ở  phát triển, bắt buộc phải mở cửa, hội nhập vào
                 mức 3 con số. Năm 1986: 774,7%, năm 1987:  nền kinh tế toàn cầu. Cùng với toàn cầu hóa kinh
                 223,1%, năm 1988: 393,8%. Đồng tiền Việt  tế, cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ
                 Nam mất giá nghiêm trọng, giá cả hàng hóa  ba diễn ra với nhịp độ ngày càng mạnh mẽ, mà
                 tăng chóng mặt. Chỉ số giá cả của thị trường xã  cốt lõi là dựa trên việc ứng dụng các phát minh
                 hội năm 1986 mỗi tháng tăng bình quân 20%,  khoa học - công nghệ, phát triển các ngành công
                 năm 1987 tăng bình quân 10%/tháng và 1988  nghệ cao, như công nghệ truyền thông và tin học,
                 là 14%/tháng.                               công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học…


                                                                                                             9
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16