Page 63 - Mỹ Tú
P. 63
Hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp
Ở ĐỊA PHƯƠNG VÙNG TRŨNG SÓC TRĂNG
PHƯƠNG ANH
hững năm qua huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc
Trăng đã tập trung phát huy thế mạnh
N nông nghiệp theo hướng nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Qua đó,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nhiều
loại cây trồng, vật nuôi được đưa vào sản xuất
đã mang lại hiệu quả, góp phần tăng giá trị kinh
tế, thu nhập cho người dân.
Về cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày
được ngành nông nghiệp huyện, địa phương linh
động trong việc cơ cấu cây trồng thích hợp theo
từng vùng. Đối với vùng trũng thì luân canh 1
vụ lúa 1 vụ sen hay trồng bồn bồn. Chuyển đổi
đất trồng mía, trồng tràm kém hiệu quả sang thực
hiện mô hình liên kết trồng dứa MD2.
Về sản xuất lúa, được tổ chức sản xuất theo
cánh đồng lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật để
giảm chi phí sản xuất; cơ cấu giống chuyển dịch
theo hướng tăng diện tích trồng lúa đặc sản, chất
lượng cao. Trong năm 2024, toàn huyện gieo
trồng được 53.205 ha (tăng 5,43% so cùng kỳ
năm 2023), năng suất ước đạt 6,54 tấn/ha. Sản
lượng ước đạt 348.014 tấn. Trong đó, diện tích
gieo trồng lúa đặc sản, chất lượng cao là 49.954
ha, sản lượng ước đạt 326.750 tấn.
Tình hình tiêu thụ có nhiều thuận lợi, giá
bán lúa tươi cao hơn so với cùng kỳ, diện tích có
hợp đồng liên kết bao tiêu, tiêu thụ chiếm 16,81% Đến nay huyện đã cấp mã số vùng trồng
diện tích xuống giống. Qua đó, đa số nông dân 18,1 ha bồn bồn ở xã Mỹ Tú và cấp mã số vùng
đều có lợi nhuận cao. trồng 14,2 ha dứa MD2 ở xã Long Hưng. Toàn
Xuân Ất Tỵ 57