Page 36 - Khoa học và Công nghệ
P. 36
Trong đó, hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc hợp nhất
hai bộ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ, đồng bộ về mặt chính sách, thuận
lợi cho việc phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khuyến khích
các giải pháp công nghệ.
4. Công bố Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương
Tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày
3/2/2022, Chính phủ đã giao Bộ Khoa học
và Công nghệ chính thức triển khai Bộ chỉ
số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII)
trên phạm vi toàn quốc từ năm 2023.
Bộ chỉ số nhằm cung cấp bức
tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô
hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
của từng địa phương. Qua đó, cung cấp
căn cứ và bằng chứng về điểm mạnh,
điểm yếu, các yếu tố tiềm năng, các điều
kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ
và đổi mới sáng tạo của từng địa phương.
Ngày 12/3/2024, Bộ Khoa học và Bộ KH&CN công bố kết quả Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp
Công nghệ công bố Bộ chỉ số Đổi mới địa phương - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
sáng tạo cấp địa phương, đồng thời, công bố bảng xếp hạng đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023
của 63 tỉnh/thành phố, trong đó, TP.Hà Nội đạt điểm số cao nhất, tiếp theo là TPHCM và Hải Phòng.
5. Viện Vật lý Địa cầu làm chủ công nghệ quan trắc, báo tin động đất
Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), là cơ quan đầu mối được
giao thực hiện nhiệm vụ báo tin động đất và cảnh báo sóng thần ở Việt Nam theo Quy chế của Chính
phủ. Để phục vụ công tác này, đến nay, Viện Vật lý Địa cầu đang vận hành gần 100 trạm quan trắc động
đất trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.
Từ ngày 1/1/2024 đến 5/12/2024, Trung tâm đã ghi nhận được 463 trận động đất có độ lớn dao
động trong khoảng từ 2,4 đến 5,0 độ theo thang Mô men trên lãnh thổ và vùng biển Việt Nam. Trong số
này có 59 trận động đất có độ lớn M ≥ 3.5 đã được thông báo đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại
chúng theo quy định. Thời gian qua, Viện tập trung nghiên cứu hiện tượng động đất kích thích và duy
trì mạng lưới quan trắc ở các hồ đập thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La, Sông Tranh 2, A Lưới, Thượng
Kon Tum...
6. Viettel vận hành trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam
Tháng 4/2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel) đưa vào hoạt động Trung
tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc với công suất 30MW, lớn nhất tại Việt Nam. Viettel triển khai các công nghệ
mới nhất để xây dựng trung tâm dữ liệu xanh. Đây là trung tâm dữ liệu đầu tiên của Việt Nam được thiết
kế công suất cao, gấp 2 lần mức trung bình, nhằm đáp ứng xu thế phát triển của AI với yêu cầu về các
con chip hiệu năng cao, gia tăng khả năng tính toán.
Với 60.000 máy chủ, hơn 2.400 rack, 21.000m2 mặt sàn, tổng công suất điện 30MW, Trung tâm
dữ liệu Viettel Hòa Lạc cũng trở thành trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc đang nắm giữ nhiều chứng chỉ xanh như tiêu chuẩn về quản
34