Page 45 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 45
BÀI 3 SẴN SÀNG TÂM THẾ ĐỂ TÂY HỒ CẤT CÁNH
Sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, với tinh thần đoàn
kết, không ngừng đổi mới, sáng tạo, quận Tây Hồ đã vươn mình
trở thành một trong những quận đáng sống nhất Thủ đô, địa điểm
không thể bỏ qua đối với du khách trong nước cũng như quốc tế mỗi
dịp ghé thăm Hà Nội.
Phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với Bí thư
Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng về những
kết quả của quận đã đạt được và định hướng phát triển trong thời
gian tới.
Với cương vị là người đứng đầu địa phương, xin bà chia sẻ
đôi chút thông tin về hành trình 28 năm xây dựng và phát triển
của quận Tây Hồ?
- Ngày 27/12/1995, quận Tây Hồ chính thức được thành lập
trên cơ sở sáp nhập 3 phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ của quận
Ba Đình và 5 xã Quảng An, Tứ Liên, Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân
La của huyện Từ Liêm (cũ). Ngày đầu mới thành lập, hạ tầng đô thị
của quận rất lạc hậu, đường làng, ngõ xóm nhỏ, hẹp, xuống cấp, hệ
thống điện sinh hoạt do các hợp tác xã quản lý cho nên chất lượng
yếu và có giá cao. Người dân sử dụng nước giếng khoan, giếng khơi
để sinh hoạt. Các trường học chủ yếu là nhà cấp bốn, nhiều nơi học
sinh mầm non, tiểu học phải học nhờ trong các đình, chùa…
Song, sau 28 năm xây dựng và phát triển, đến thời điểm này,
Tây Hồ đã sở hữu hệ thống giao thông ấn tượng với các tuyến
đường huyết mạch từ 8 - 10 làn xe kết nối thẳng quận Tây Hồ đến
các quận, huyện lân cận như: đường Võ Chí Công nối từ đầu Nam
cầu Nhật Tân đến ngã tư đường Hoàng Hoa Thám - Hoàng Quốc
Việt và đường Bưởi; đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài chạy xuyên
qua Khu đô thị Tây Hồ Tây, chạy qua các phường Nghĩa Đô (Cầu
Giấy), Xuân La (Tây Hồ); đường nối cầu Nhật Tân - cầu Thăng
Long… Những tuyến đường này được coi là trục liên thông kết nối
hệ thống giao thông ở khu vực cửa ngõ Tây Bắc Thủ đô. Cùng với
đó, sự xuất hiện của các Khu đô thị Tây Hồ Tây, Ciputra, hay gần
Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long 45