Page 238 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 238

Người dân Thủ đô được thừa hưởng giá trị văn hoá, lịch sử Hồ
            Tây đem lại.
                Từ sự chỉ đạo của người đứng đầu Hà Nội, Hồ Tây - tâm điểm
            của một vùng linh địa - là “báu vật” của quốc gia sẽ được các cấp,
            các ngành quan tâm một cách thật sự theo hướng đẩy nhanh việc
            xây dựng hồ sơ khoa học, trình cấp thẩm quyền xem xét, công nhận
            là danh thắng quốc gia.
                Hồ Tây là một cảnh quan lịch sử, do vậy nên được ứng xử theo
            cách tiếp cận tôn tạo di sản thay vì bảo tồn lịch sử. Trong cách tiếp
            cận này, không nhất thiết phải giữ nguyên trạng hoặc phục hồi
            nguyên trạng các yếu tố vật thể, mà phải giữ cho được các đặc tính
            phi vật thể, tức là hồn cốt của nơi chốn, các giá trị căn bản của cái
            thường được gọi là trí nhớ văn hóa. Để thực hiện được cần lập một
            thiết chế thích hợp là khu vực tôn tạo/bảo tồn, nơi lưu giữ các đặc
            điểm kiến trúc/tự nhiên được coi là có giá trị và cần được bảo vệ.

                Về mặt thiết kế công trình, hiện nay tại khu vực Hồ Tây chưa
            có công trình tầm cỡ nào về hoạt động văn hóa nghệ thuật được
            xây dựng và đây là một cơ hội lớn để đầu tư cho những công trình
            biểu tượng, độc đáo. Công trình cũng phải phản ánh trình độ, mức
            độ phát triển hiện tại của xã hội. Về hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao
            thông phải được quan tâm hàng đầu, đặc biệt đối với các khu vực
            tập trung nhiều hoạt động văn hóa - biểu diễn công cộng.























                                        Sen Hồ Tây


              238  Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long
   233   234   235   236   237   238   239   240   241   242   243