Page 142 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 142

Trên tinh thần học tập theo tư tưởng, đạo đức và phong cách
            của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi năm trên địa bàn quận Tây Hồ đã
            có hàng trăm tấm gương sáng “Người tốt, việc tốt” được công nhận.
            Tính riêng phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” giai đoạn 1996
            - 2022 trên địa bàn quận Tây Hồ đã ghi nhận hàng nghìn gương
            người tốt, việc tốt được các cấp chính quyền cơ sở khen thưởng;
            Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận đã tặng danh hiệu “Người tốt, việc
            tốt” cấp quận cho hơn 2.900 cá nhân tiêu biểu, trong đó có 65 cá
            nhân được Chủ tịch thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt,
            việc tốt” cấp Thành phố. Đặc biệt, trong giai đoạn giai đoạn 1996 -
            2022, quận Tây Hồ vinh dự có 3 cá nhân được vinh danh Công dân
            Thủ đô ưu tú.
                Ở thời điểm hiện tại, trên địa bàn quận Tây Hồ có nhiều tấm
            gương đảng viên “miệng nói, tay làm”, được nhân dân quý mến.
            Trường hợp Đại tá Phùng Bá Đam, nguyên Chủ tịch Hội Nạn nhân
            chất độc da cam/dioxin quận Tây Hồ là ví dụ. Đại tá Phùng Bá
            Đam, sinh năm 1948, ông nhập ngũ khi tình cờ nghe được lệnh
            hưởng ứng lệnh Tổng động viên của quân đội chi viện cho miền
            Nam khi đang là cán bộ Ngân hàng tỉnh Hà Tây (cũ). Ông xin vào
            quân đội năm 1967, cùng Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 tham gia
            hàng loạt chiến dịch lớn, tại các chiến trường ác liệt nhất. Năm
            1978 ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm chính trị Trường Hậu
            cần quân khu, Trưởng ban cán bộ Cục Hậu cần quân khu 2. Năm
            1993, ông làm trợ lí cán bộ Học viện Quân y, Phó Chủ nhiệm chính
            trị hậu cần Viện 103 Học viện Quân y. Nhiều năm công tác ở nhiều
            cương vị khác nhau, ông được phong hàm Đại tá vào năm 1999.
            Ông cũng từng là giáo viên và Chủ nhiệm Khối Đào tạo cán bộ
            chính trị cấp chiến thuật chiến dịch tại Học viện Chính trị - quân
            sự cho đến khi nghỉ hưu.

                Xuất thân từ một chiến sĩ có mặt trên khắp các chiến trường,
            cũng là nạn nhân của chất độc hóa học, ông hiểu hơn ai hết, mặc
            dù chiến tranh đã lùi xa, song hậu quả của chất độc hóa học đối với
            môi trường và con người vẫn chưa đi vào dĩ vãng. Chính vì vậy, vào
            năm 2011 khi Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin quận Tây Hồ
            được thành lập, ông đã nhận lời tham gia Hội. Ngày ấy, với cương vị


              142  Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long
   137   138   139   140   141   142   143   144   145   146   147