Page 4 - Bản tin nội bộ Quận Tây Hồ - Xuân Ất Tỵ 2025
P. 4

VĂN HÓA NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT





           Tết cổ truyền có ý nghĩa rất lớn đối với người Việt. Đây là dịp lễ quan trọng



           nhất, thể hiện sự tri ân với tổ tiên, gửi gắm những mong muốn cả vào quá khứ,


           hiện tại và tương lai. Tết chứa đựng những giá trị quan trọng nhất trong văn


           hoá của người Việt. Chính vì thế, Tết luôn được xem là thiêng liêng, là một nét                                Mâm cỗ cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp


           sinh hoạt tinh thần không thể thiếu trong văn hoá Việt Nam.






                                                      Về mặt văn hóa, Tết Nguyên Đán của người Việt
                                                   mang đậm bản sắc dân tộc. Từ xa xưa, khi còn là cư
                                                   dân nông nghiệp, người Việt có quan niệm rằng năm
                                                   mới là thời điểm đất trời giao hòa, vạn vật sinh sôi,
                                                   nảy nở. Vì vậy, Tết Nguyên Đán là dịp để người Việt
                                                   cầu mong cho một năm mới an lành, may mắn, mùa
                                                   màng bội thu, đồng thời cũng là dịp để người Việt
                                                   họp mặt gia đình, đoàn tụ, cầu mong cho một năm
                                                   mới an lành, hạnh phúc. Đây cũng là dịp để người
                                                   Việt nhớ về cội nguồn, tưởng nhớ tổ tiên.
                                                      Để thực hành văn hóa, trong dịp Tết Nguyên Đán,
                                                   người Việt tiến hành nhiều nghi lễ thờ cúng thần linh,
       Ông Đồ viết câu đối dịp Tết Nguyên đán      tổ tiên. Bởi, họ có niềm tin rằng, việc thờ cúng này
                                                   sẽ mang lại cho mỗi cá nhân cũng như gia đình sự
                                                   che chở, phù hộ của thần linh, tổ tiên trong năm mới.
           Trước Tết là cúng Táo quân. Ý nghĩa của cúng Táo quân, ngày 23 tháng Chạp của
        người Việt là để “tiễn” Táo quân lên chầu trời, báo cáo Ngọc Hoàng về mọi việc xảy ra của
        mỗi gia đình trong năm cũ. Táo quân hay còn gọi là ông Táo, là vị thần cai quản việc bếp
        núc, trông coi mọi công việc trong gia đình. Theo quan niệm của người Việt, bên cạnh việc
        “làm lễ tiễn” ông Táo, cúng Táo quân còn có ý nghĩa giáo dục, nhắc nhở con người phải
        sống  lương  thiện,  chăm  lo  cho  gia  đình,  để Táo
        quân có thể “báo cáo tốt” với Ngọc Hoàng.
           Cúng Tất niên có ý nghĩa đoàn viên rất lớn đối
        với người Việt, được tổ chức vào ngày cuối cùng
        của năm âm lịch, tức là ngày 30 Tết. Các thành viên
        trong gia đình sum vầy, đoàn tụ sau một năm làm
        việc hoặc bôn ba, giờ được trở về nhà, quây quần
        bên nhau, cùng thưởng thức những món ăn ngon
        truyền thống, cùng trò chuyện, “tổng kết” về một
        năm sắp qua. Đồng thời, để mọi người cùng thể
        hiện tình cảm, sự yêu thương, gắn bó ruột thịt. Đây
        là dịp để các thế hệ trong gia đình có cơ hội gặp
        gỡ, giao lưu, chia sẻ với nhau những câu chuyện,
        tâm tư, tình cảm trong năm qua. Cúng Tất niên thể                       Gói bánh Chưng ngày Tết
         4                                   Đặc san Mừng Đảng Mừng Xuân
   1   2   3   4   5   6   7   8   9