Page 31 - Sức khỏe & Môi trường
P. 31
2 XUÂN ẤT TỴ 25
Quy hoạch đặt mục tiêu cụ thể là mở rộng, nâng cấp và
nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên
nhiên; chuyển tiếp 178 khu bảo tồn hiện có (trong đó
chuyển hạng 7, mở rộng 27 khu bảo tồn); thành lập mới
61 khu bảo tồn; nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo
tồn trên phạm vi toàn quốc khoảng 6,6 triệu ha.
Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở bảo
tồn đa dạng sinh học, hành lang đa
dạng sinh học, vùng đất ngập nước
quan trọng; chuyển tiếp 13 cơ
sở bảo tồn đa dạng sinh học
hiện có, cấp giấy chứng
nhận 9 cơ sở bảo tồn đa
dạng sinh học; chuyển tiếp 3
hành lang đa dạng sinh học hiện có,
hình thành 7 hành lang đa dạng
sinh học; hình thành 10 vùng
đất ngập nước quan trọng
cấp quốc gia.
Đồng thời, hình
thành hệ thống
khu vực đa
dạng sinh học
cao, cảnh quan sinh
thái quan trọng gồm 22
khu vực đa dạng sinh học
cao với tổng diện tích khoảng 2
triệu ha, 10 cảnh quan sinh thái quan trọng
với tổng diện tích khoảng 4 triệu ha.
Định hướng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ
2021 - 2030 theo 8 vùng sinh thái trên phạm vi cả nước
gồm: Vùng Đông Bắc; vùng Tây Bắc; vùng đồng bằng
sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Nam Trung Bộ; vùng
Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng đồng bằng sông
Cửu Long.
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong việc duy trì và phát triển các hệ
sinh thái tự nhiên. Việc quy hoạch này không chỉ giúp
bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm và đa dạng
sinh học mà còn đảm bảo sự cân bằng của môi trường
sống, giúp ngăn chặn hiện tượng suy thoái môi trường
và biến đổi khí hậu. Bằng cách bảo vệ và phục hồi các
khu vực tự nhiên, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học
cũng đóng góp vào việc duy trì nguồn gen quý báu,
phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển bền
vững. Đây là nền tảng quan trọng để bảo vệ môi trường
sống cho các thế hệ tương lai. n
SUCKHOEMOITRUONG.COM.VN 31